-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) Tiểu đường tuýp 2 là một trong hai dạng bệnh tiểu đường ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở các bộ phận cơ thể khác. Tìm hiểu chung Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) là bệnh gì? Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn. Triệu chứng thường gặp Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2 Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm: Nhìn mờ Mệt mỏi Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm Vết thương lâu lành Đau và tê ở chân hoặc tay Sụt cân không rõ nguyên nhân Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh Đái tháo đường tuýp 2 gây ra do mỡ, gan và tế bào ở các cơ không không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Theo Healthline, những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin bao gồm: Thừa cân hoặc béo phì: lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin đúng cách Di truyền: cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1), tiền sử gia đình và gene cũng đóng vai trò gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguy cơ mắc phải Những ai thường mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến khoảng 95% là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ngoài ra, những người bị béo phì và ít vận động cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)? Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm: Cân nặng: Cơ thể bạn càng có nhiều mỡ thì các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin Lười vận động: Bạn càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao. Hoạt động thể chất giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn, sử dụng glucose như một nguồn năng lượng và làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2 Chủng tộc: Mặc dù vẫn không rõ ràng lý do tại sao, nhưng một số dân tộc – trong đó có người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á – có nguy cơ mắc bệnh cao hơn Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng khi bạn già đi. Điều này có thể là do bạn có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm cơ và tăng cân theo độ tuổi. Nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi Tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi bạn có thai, nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 sau này tăng lên. Nếu bạn đã sinh con nặng hơn 4 kg, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, tóc mọc nhanh và béo phì – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Huyết áp cao: Huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 Cholesterol và triglyceride bất thường: Nếu bạn có ít lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL) hoặc cholesterol “tốt”, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. Triglyceride là một loại chất béo có trong máu. Người có nhiều triglyceride có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ có thể cho bạn biết nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu của bạn là bao nhiêu. Điều trị hiệu quả Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)? Bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 thông qua các xét nghiệm máu sau: Đo đường huyết lúc đói Xét nghiệm dung nạp glucose Xét nghiệm hemoglobin A1C Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói). Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ 3 tháng một lần, để bác sĩ có thể: Kiểm tra huyết áp của bạn Kiểm tra da và xương ở chân của bạn Kiểm tra xem chân bạn có trở nên tê liệt không Kiểm tra phần sau của mắt bằng một công cụ dùng ánh sáng đặt biệt Xét nghiệm hemoglobin A1C (6 tháng 1 lần nếu bệnh tiểu đường tuýp 2 của bạn đã được kiểm soát tốt). Các kiểm tra này sẽ giúp bạn và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những kiểm tra sau đây hằng năm: Xét nghiệm nồng độ cholesterol và triglyceride hằng năm Đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để đề phòng biến chứng răng miệng Thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo rằng thận của bạn vẫn đang hoạt động tốt (như xét nghiệm microalbumin niệu và tỷ số creatinin). Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)? Nhiều bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Các quy định của chế độ ăn uống mới cho phép có nhiều lựa chọn về thực phẩm hơn. Song nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo, điều này rất quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức thấp và cơ thể sử dụng insulin tốt hơn. Tuy nhiên với một số bệnh nhân, chế độ ăn uống và tập thể dục là chưa đủ mà họ còn cần phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là các loại thuốc giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm: Alpha-glucosidase inhibitors Biguanides DPP IV inhibitors Injectable medicines (GLP-1 analogs) Meglitinides SGL T2 inhibitors Sulfonylureas Thiazolidinediones. Nếu các loại thuốc kể trên không hiệu quả, người bệnh cần phải được tiêm insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Insuline không thể uống qua đường miệng vì axit trong bao tử sẽ phá hủy nó, do đó phải tiêm dưới da. Lượng đường huyết cần phải được kiểm tra thường xuyên (thường là ít nhất một lần mỗi ngày). Ngoài sự chăm sóc của bác sĩ chính phụ trách bạn, còn có các chuyên gia (chuyên gia nội tiết, chuyên gia điều trị bàn chân và bác sĩ nhãn khoa) giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chế độ sinh hoạt phù hợp Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)? Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây: Giữ mức đường huyết ở mức gần mức bình thường Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ Giữ cân nặng ở mức bình thường Ăn đủ bữa Ăn uống lành mạnh: các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng Hạn chế tối thiểu việc sử dụng đồ uống có cồn Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng Bỏ thuốc lá Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng Đến bệnh viện ngay nếu bạn sốt hoặc nôn mửa và không thể ăn uống Đến bệnh viện ngay nếu bạn có lượng đường huyết cao hoặc thấp bất thường Không hút thuốc Không uống rượu mạnh hoặc các dung dịch có nhiều đường. bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nguồn : Hello Health Group
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Hepbest tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://duocphamdatviet.com/ xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Hepbest là thuốc gì? Thuốc Hepbest có tác dụng gì? Thuốc Hepbest giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết. Hepbest là thuốc gì? Thuốc Hepbest là thuốc thuộc nhóm chống virus. Thuốc được đóng gói dưới dạng 1 hộp gồm 1 lọ 30 viên thuốc. Trong một viên có chứa hoạt chất chính là: Tenofovir alafenamid fumarat có hàm lượng tương đương với 25mg Tenofovir alafenamid. Ngoài ra thuốc còn được bào chế kết hợp bởi nhiều thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên. Mua thuốc Hepbest ở đâu? Thuốc Hepbest giá bao nhiêu? Thuốc Hepbest do công ty sản xuất. Hiện nay thuốc Hepbest đang được bán tại rất nhiều hiệu thuốc trong bệnh viện trên cả nước. Hiện nay thuốc đang được bán tại một số trang web tương đối chất lượng như trang web chính của duocphamdatviet.com. Các bạn có thể đặt hàng online nếu có đơn của bác sĩ. Thuốc Hepbest phân phối bởi công ty Dược phẩm Đất Việt Giá thuốc: 1.190.000/ lọ Lh mua hàng 0962470011 Vì thuốc Hepbest là thuốc nhập khẩu được phân phối độc quyền nên tương đối khó khăn khi mua, các bạn nhớ check kĩ hàng trước khi mua vì một số đối tượng có thể làm giả hoặc thuốc kém chất lượng. Tác dụng Thuốc Hepbest có tác dụng tiêu diệt retrovirus từ đó có tác dụng điều trị viêm gan b mạn tính. Khi bạn mắc bệnh Viêm gan b, bệnh có biểu hiện triệu chứng hay không phụ thuộc vào miễn dịch của bạn. Đa phần mọi người sau khi sinh ra đã được tiêm 1 mũi vắc xin phòng viêm gan b. Tuy nhiên trong quá trình sinh hoạt bạn không có một chế độ hợp lý sẽ rất dẽ làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu dẫn đến viêm gan b chuyển thành bệnh mạn tính có biểu hiện triệu chứng. Điều này rõ nhất ở bệnh nhân nhiễm HIV. Chỉ khoảng 0.1-0.5% bệnh nhân mắc viêm gan b mạn tính có biểu hiện triệu chứng. Virus viêm gan B nhân lên và phá hủy tế bào gan từ đó khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, xơ gan. Tenofovir là hoạt chất chính của Hepbest một thuốc kháng retrovirus (ARV). Thuốc thuộc nhóm NRTIs (Nucleoside Reserve Transcriptase Inhibitors), là nhóm thuốc ức chế enzym phiên mã ngược (RT) của virus theo cơ chế cạnh tranh với cơ chất của enzym. Thuốc đặc hiệu trên virus viêm gan B (HBV). Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về một liên kết có tên là phosphodiester Liên kết giữa 2 phần tử nucleotit Đây là liên kết nối hai nucleotide liên tiếp trên một mạch ADN hoặc ARN, hình thành do phản ứng ngưng tụ giữa nhóm OH ở vị trí C-3’ của nucleotide thứ nhất với nhóm phosphat ở vị trí C-5’ của nucleotide thứ hai. Chu kỳ sống của virus HPV Enzym RT của virus có chức năng “phiên mã ngược”, chuyển từ chuỗi ARN về ADN sợi đơn (cADN). Cơ chất của enzym là các base nito đã được triphosphat hóa: dATP, dUTP, dGTP, dCTP. Tenofovir alafenamid sau khi vào tế bào gan được chuyển hóa thành tenofovir, một chất có cấu trúc tương tự deoxyadenosin 5′-monophosphat (dAMP). Sau đó nó tiếp tục được các enzym khác phosphoryl hóa hai lần nữa, tạo ra cấu trúc tương tự như dATP. Enzym trong quá trình hoạt động sẽ nhận diện nhầm thuốc là cơ chất và gắn nó vào chuỗi polynucleotide đang được tổng hợp. Tuy nhiên, điểm mấu chốt nằm ở chỗ: tenofovir không còn nhóm OH ở vị trí C-3’ như các nucleotide thông thường, điều này dẫn đến mạch polynucleotide không thể nối dài thêm nữa (do không thể hình thành liên kết phosphodiester), quá trình tổng hợp chuỗi bị ngừng lại. Do đó thuốc ức chế sự nhân lên của virus. So với tenofovir disoproxil được sử dụng trước đây, tenofovir alafenamid có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn: thuốc phần lớn xâm nhập vào gan, đào thải ít qua thận nên liều dùng nhỏ hơn (25mg so với 300mg), độc tính thuốc thấp hơn và khả năng kháng thuốc của HBV cũng ít hơn. Công dụng – Chỉ định Thuốc Hepbest được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị bệnh viêm gan b mạn tính. Các biểu hiện của viêm gan B mạn tính bao gồm: mệt mỏi, chán ăn, xơ gan, vàng da, men gan tăng cao. Lưu ý: bạn không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Các biểu hiện như vàng da, chán ăn, mệt mỏi có thể do rất nhiều nguyên nhân. Để xác định chính xác bạn có nhiễm viêm gan B mãn tính hay không cách duy nhất là đi xét nghiệm. Cách dùng – Liều dùng Cách dùng: Thuốc hepbest được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được dùng đường uống, khi uống không nên nhai viên thuốc. Uống cùng một cốc nước sôi để nguội. Bạn nên uống thuốc sau khi ăn. Bạn nên căn thời gian để uống thuốc để đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Bạn ăn cơm lúc 11 rưỡi, 12 giờ ăn cơm xong bạn dùng thuốc thì ngày mai bạn cũng nên lập lại tương tự như thế. Tránh trường hợp tối nay uống thuốc mà sáng mai lại uống tiếp. Như thế sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Liều dùng: Nếu bạn dùng thuốc để điều trị Viêm gan B thì nên sử dụng 1 viên trong một lần uống và một ngày chỉ nên uống 1 lần duy nhất. Thuốc Hepbest được đào thải qua thận nên đối với những bệnh nhân bị suy thận cần phải điều chỉnh liều phù hợp. Thông thường ở những bệnh nhân có CrCl trên 15ml/phút thì không cần điều chỉnh liều. Với những bệnh nhân có độ thanh thải CrCl nhỏ hơn 15ml/phút ( Những bệnh nhân ở mức độ suy thận nặng và đang chạy thận) thì không nên sử dụng trong lúc đang chạy thận, chỉ được sử dụng khi đã hoàn thành chạy thận. Đối với trường hợp bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chưa có báo cáo về tính an toàn khi sử dụng thuốc vì vậy cần phải theo dõi chặt chẽ nồng độ thuốc trong máu khi sử dụng. Đối với những bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều. Tác dụng phụ Các tác dụng phụ rất hay gặp ở các bệnh nhân sử dụng thuốc Hepbest ( chiếm tới 10%) bao gồm: Cảm giác đau đầu, giảm mật độ xương khi xét nghiệm chức năng xương. Tác dụng phụ thường gặp ( Khoảng 1-10% bệnh nhân gặp các triệu chứng này) bao gồm: Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy ( Khoảng 5-7% bệnh nhân gặp tình trạng này) Bệnh nhân sẽ có thể thấy mệt mỏi sau khi dùng thuốc( khoảng 6%) Bệnh nhân bị ho sau khi dùng thuốc ( Khoảng 8%) Xét nghiệm máu: Amylase huyết thanh lớn hơn 2 x ULN (khỏang 3% bệnh nhân gặp tình trạng này), Creatinin kinase lớn hơn 10 x ULN ( khoảng 3%), các chỉ số đánh giá chức năng gan bao gồm chỉ số ALT lớn hơn 5 x ULN ( khoảng 8%, điều này chứng tỏ men gan tăng), LDL-C lúc đói lớn hơn 190 mg/dL. Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ khác như đau khớp, khó tiêu, ra mồ hôi, đau cơ. Chú ý – Thận trọng Khi ngừng điều trị viêm gan B, có báo cáo cho rằng xảy ra các đợt cấp tính nghiêm trọng của viêm gan b. Bạn nên theo dõi chặt chẽ chức năng gan sau khi hoàn thành phác đồ điều trị. Trước khi sử dụng thuốc và trong quá trình sử dụng thuốc cần phải đánh giá chức năng thận. Một số báo cáo chỉ ra rằng có khả năng trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân có thể bị nhiễm toan acid lactic, nhiễm mỡ nặng và gan to. Cảnh báo dựa trên thử nghiệm lâm sàng khi sử dụng các chất có cấu trúc giống nucleoside kết hợp hoặc dùng đơn thuần. Cần theo dõi chức năng xương thường xuyên do thuốc có khả năng làm giảm mật độ xương, cần thận trọng nhất đối với những trẻ đang phát triển hoặc người cao tuổi. Một số trường hợp bệnh nhân bị suy thận cấp và hội chứng Fanconi được báo cáo khi sử dụng các sản phẩm tenofovir. Tuy nhiên lại chưa có báo cáo nào cho thấy khi sử dụng tenofovir alafenamid xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên bạn cần phải xét nghiệm chức năng thận định kì khi sử dụng thuốc. Chưa có bất kì thử nghiệm lâm sàng nào ở phụ nữ có thai chính vì vậy không nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai. Nếu bắt buộc phải dùng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trên thai nhi. Lưu ý khi sử dụng thuốc chung với các thuốc khác. Thuốc có thể làm suy giảm chức năng thận nên không cần thận trọng khi bạn đang sử dụng các thuốc làm giảm tốc độ lọc cầu thận. Nếu như kết hợp sẽ làm giảm đào thải thuốc từ đó làm tăng nồng độ thuốc tự do trong máu từ đó dẫn đến độc tính. Khi bạn sử dụng các thuốc ức chế P-gp và BCRP sẽ làm tăng hấp thu và tăng nồng độ tenofovir alafenamid trong huyết tương. Do thuốc được chuyển hóa thông qua enzym P-gp nên khi dùng chung thuốc với các chất cảm ứng enzym P-gp sẽ làm cho sự hấp thu thuốc bị giảm từ đó làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương từ đó có thể dẫn đến mất tác dụng phụ điều trị, Một số thuốc gây cảm ứng như: Thuốc chống động kinh carbamazepin, oxcarbazepin, phenytoin, thuốc an thần gây ngủ phenobarbital, thuốc kháng sinh rifampin, rifapentin. Cách xử trí quá liều, quên liều Triệu chứng quá liều và cách xử trí: Chưa có báo cáo về tình trạng quá liều thuốc tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn thấy bệnh nhân xuất hiện bất kì triệu chứng nào khác thường hãy dừng ngay thuốc lại và báo cho các bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết. Quên liều: Nếu bạn quên 1 liều hãy uống ngay sau khi nhớ ra, tuy nhiên nếu đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên. Bạn không nên sử dụng gấp đôi liều để bù liều đã quên. Không nên quên quá 2 liều liên tiếp. Nếu bạn gặp vấn đề về quên uống thuốc hãy đặt báo thức để hẹn giờ uống thuốc hoặc nhờ người thân nhắc nhở. Cách phân biệt Hepbest thật và giả Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều mẫu mã sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Điều này rất dễ hiểu vì thuốc Hepbest có giá thành tương đối cao nên nhiều đối tượng lợi dụng sự khan hiếm thuốc để làm giả thuốc hoặc bán những thuốc kém chất lượng. Có rất nhiều cách để bạn không mua phải hàng giả, cách đơn giản nhất và là cách không thể làm giả được là thông qua tem chống giả. Sản phẩm thuốc Hepbest là thuốc nhập khẩu từ nước ngoài về và phân phối độc quyền nên thuốc luôn luôn có team chống giả của nhà sản xuất. Các bạn lên mạng tra hình ảnh sẽ thấy rất nhiều sản phẩm không có team chống giả