-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cả nước đang trải qua các đợt nắng nóng gay gắt nhất, khu vực miền Bắc nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 41 – 44 độ C. Vì vậy, các bệnh thời tiết như say nắng, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm mũi – họng, viêm phổi; các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, tay – chân – miệng, cúm, sốt xuất, viêm não… gia tăng mạnh. Chúng ta cần lưu ý để phòng ngừa các bệnh này. Viêm tai khi đi bơi Là một bệnh nhiễm trùng ở ống tai ngoài xảy ra khi nước bị giữ lại trong tai, giúp vi khuẩn dễ phát triển. Trẻ em rất dễ bị nhiễm trùng tai ở bể bơi hoặc biển. Bệnh này khiến tai ù, ngứa và có thể đau đớn. Một số trẻ em (hoặc người lớn) cũng có thể bị mất thính giác tạm thời. Nên dùng thuốc nhỏ tai sát trùng và có thể tránh được bằng cách đeo nút tai khi cho các bé đi bơi. Say nắng Say nắng xảy ra khi chơi đùa quá lâu ở ngoài trời dẫn đến nhiệt độ cơ thể cực kỳ cao. Say nắng có thể gây ra mạch nhanh, mất phương hướng, buồn nôn, lưỡi sưng khô, da đỏ và nóng. Trong trường hợp nặng, say nắng có thể khiến người bệnh bất tỉnh. Để tránh say nắng, hãy giữ trẻ chơi trong mát trong những ngày nắng nóng và cho uống nhiều nước để tránh mất nước. Sốt phát ban Thường nổi những nốt hồng hoặc đỏ ở đầu cổ vai gây ngứa và khó chịu. Sốt phát ban thường do mặc quần áo dày khi trời nóng. Nên mặc quần áo mát mỏng để giảm nguy cơ. Bệnh thường biến mất sau một hoặc hai ngày. Viêm mũi dị ứng Bệnh thường gây ra do dị ứng với phấn hoa hoặc bụi bặm trong môi trường, làm cho màng nhầy của mắt mũi bị ngứa và viêm, gây chảy nước mũi, nhảy mũi, chảy nước mắt liên tục. Viêm mũi dị ứng có triệu chứng như cảm lạnh thông thường và là một tình trạng phổ biến thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. Nó có thể nhẹ ở một số người, nhưng cũng có thể nặng đối với một số trẻ. Nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường và tránh các yếu tố gây dị ứng. Bệnh chàm Bệnh chàm là một bệnh da phổ biến thường tái phát gây ra khó chịu trên cơ thể. Bệnh do dị ứng, thường gặp trong mùa hè. Ánh nắng mặt trời gay gắt có thể khiến da bị khô, gây kích ứng. Mồ hôi tăng nhiều cũng có thể làm bệnh nặng, ngứa nhiều hơn. Nếu trẻ bị bệnh chàm, hãy cố gắng lau sạch da khi trời nóng để giảm sự tích tụ mồ hôi. Mặc quần áo thoáng mát để da có thể thở và giảm kích ứng. Bệnh Lyme Mùa hè là mùa của loài ve, khi trẻ chơi ở những khu vực có nhiều cây sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với con ve bị nhiễm bệnh. Ban đầu, những con ve này chỉ bám trên các loài động vật như chuột và các loài gặm nhấm khác. Tuy nhiên, nếu động vật này tiếp xúc với bé, bệnh sẽ lây lan. Tránh để trẻ mặc quần áo để lộ nhiều da sẽ có nguy cơ mắc bệnh Lyme. Đôi khi những con ve này hay bám vào vật nuôi trong nhà, do đó nếu có nuôi thú cưng, hãy để ý đến chúng. Khi cho trẻ đi chơi, đi du lịch mùa hè có thể gặp các nguy cơ như ngã, rối loạn tiêu hóa, sốt virút do thời tiết thay đổi, thực phẩm lạ, các gia đình nên chuẩn bị men tiêu hóa, thuốc hạ sốt, băng cầm máu… để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Ngộ độc thực phẩm Thức ăn trong mùa hè rất dễ bị ôi thiu. Nhiệt độ cao giúp vi khuẩn phát triển làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng, trong một số trường hợp trẻ bị sốt cao. Bảo vệ trẻ, chống ngộ độc thực phẩm bằng cách đảm bảo thức ăn được nấu chín, giữ vệ sinh tốt trong bếp, tránh ăn ngoài đường hoặc các hàng quán kém vệ sinh. Bệnh tay chân miệng Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em và nhũ nhi với triệu chứng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước làm đau ở lưỡi, nướu, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Cách ngừa bệnh tốt nhất là chú trọng đến công tác phòng bệnh. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, vệ sinh đồ chơi... Ong chích Ong chích có nhiều khả năng xảy ra trong mùa hè và có thể gây chấn thương cho trẻ nhỏ. Dạy con trẻ hãy bình tĩnh khi xung quanh có những con ong thì sẽ ít bị chích hơn. Chớ nên bỏ chạy hoặc vùng vẫy tay chân chỉ làm tăng cơ hội ong đốt mà thôi. Tổn thương mắt Chớ nên bỏ qua trong mùa hè. Các tia UVA và UVB từ mặt trời sẽ gây hại cho mắt vì mắt trẻ em trong suốt hơn mắt người lớn. Một chiếc mũ rộng vành sẽ tăng thêm sự bảo vệ cho đôi mắt của trẻ. Phòng khám đa khoa Biển Việt – Địa chỉ khám nhi uy tín, giá rẻ tại Hà Nội Các bác sĩ chuyên khoa nhi đều là các bác sĩ đang công tác tại khoa nhi bệnh viện Quân đội 103 có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh. Địa chỉ phòng khám: Số nhà 18, Nhà vườn 1, Tổng cục 5, Bộ công an, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Hotline: 02435420311/ 08122175575 Theo https://phongkhambienviet.com
HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ hiện vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Hầu hết các bệnh nhân mắc HIV/AIDS thường bị lây qua các con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. 1. HIV/AIDS là gì? HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Loại virus này gây tổn thương hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể người không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn tới tử vong. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh: nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các căn bệnh liên quan tới rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người. Theo nhiều nghiên cứu, thời gian trung bình là 5 năm. 2. HIV lây qua những con đường nào? Cho đến nay, người ta đã tìm thấy virus HIV trong tinh dịch, dịch âm đạo, máu, các sản phẩm của máu, nước mắt, nước bọt, dịch não tủy, sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ có 3 con đường lây nhiễm virus HIV được xác định: 2.1. HIV lây qua đường máu HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và chúng ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào lympho T trong máu (phòng tuyến giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại) và vô hiệu hóa lympho T.Virus HIV lây truyền qua đường máu do: Sử dụng các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xâu tai, kim xăm mình và các dụng cụ sắc nhọn khác. Nguy cơ lây nhiễm liên quan với số lần tiêm chích và sử dụng dụng cụ tiêm chích cho nhiều người. Lây nhiễm HIV trong các cơ sở y tế qua các dụng cụ y tế không được vô trùng. Người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh. Bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay, giẫm phải kim dính máu người bệnh,... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (chủ yếu là nhân viên y tế). Truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu mà không được sàng lọc HIV. 2.2. HIV lây truyền qua hoạt động tình dục không an toàn Quan hệ tình dục không an toàn có thể lây nhiễm HIV HIV lây qua những con đường nào? Virus HIV dễ lây truyền qua đường tình dục. Người mang virus khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền HIV cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ tình dục không bảo vệ ước tính là 0,1 – 1%. Tỷ lệ này gia tăng theo tần suất quan hệ. Trong khi đó, quan hệ tình dục với người bị HIV có bảo vệ bằng bao cao su sẽ có độ an toàn lên tới 90 – 95% nếu thực hành đúng cách. Virus HIV lây truyền qua đường tình dục do: Tình dục đường âm đạo. Tình dục đường hậu môn. Tình dục đường miệng: khả năng lây truyền bệnh thấp hơn. Tuy nhiên, nếu trong miệng có vết trầy xước hoặc chảy máu răng mà không biết thì vẫn có khả năng lây nhiễm HIV. 2.3. HIV lây truyền qua đường từ mẹ sang con HIV lây qua những con đường nào? Người mẹ bị nhiễm virus HIV sinh con sẽ có khoảng 30% khả năng lây nhiễm. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm. Virus HIV lây truyền qua đường mẹ sang con do: Qua nhau thai khi bé nằm trong bụng mẹ. Qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh. Qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con 3. HIV lây ở giai đoạn nào? Các giai đoạn bệnh HIV/AIDS là: Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ - ARS): trong vòng 1 – 2 tháng sau khi HIV xâm nhập cơ thể, có 40 – 90% bệnh nhân trải qua các triệu chứng giống bệnh cúm như sốt 38 - 40oC, vã mồ hôi, viêm họng, mỏi mệt, đau cơ khớp, sưng nhiều hạch,... Đây là thời điểm virus di chuyển vào trong máu, nhân rộng với số lượng lớn. Các triệu chứng sưng, viêm là phản ứng viêm của hệ miễn dịch. Khoảng 2 – 3 tháng sau khi sơ nhiễm cơ thể bệnh nhân sinh ra kháng thể đặc hiệu và lúc này mới xét nghiệm phát hiện dương tính HIV. Giai đoạn HIV dương tính kéo dài trong khoảng 5 – 10 năm. Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: cơ thể bệnh nhân không có triệu chứng bất thường vì chỉ có lượng nhỏ bạch cầu bị tiêu diệt. Virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Thời gian này kéo dài trong khoảng 5 – 10 năm. Trong giai đoạn này, cơ thể dần chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mãn tính với biểu hiện sưng hạch. Giai đoạn có liên quan đến AIDS: cơ thể dần yếu đi, người bệnh có biểu hiện viêm amidan, viêm xoang, viêm miệng, viêm hầu họng, hay bị mẩn ngứa, phát ban, nấm móng,... Sau vài tháng đến vài năm, người bệnh có biểu hiện sút cân, sốt dai dẳng, nổi hạch, đổ mồ hôi ban đêm, tiêu chảy,... tái đi tái lại, cho thấy hệ miễn dịch đã bắt đầu suy sụp. Giai đoạn bệnh AIDS: giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV, có biểu hiện là các rối loạn liên quan tới suy giảm miễn dịch: nổi hạch toàn thân, sốt kéo dài trên một tháng, tiêu chảy dài, sút cân mạnh (khoảng 10% thể trọng cơ thể). Người bệnh dễ tử vong vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột, ung thư hạch, ung thư mạch máu,... Về nguy cơ lây truyền, virus HIV có thể lây truyền ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình nhiễm bệnh. 4. HIV không lây qua đường nào? HIV có lây qua nước bọt không? HIV có lây qua đường muỗi đốt không? Câu trả lời là không. Người khỏe mạnh sẽ không bị lây nhiễm HIV nếu: Bắt tay, ôm hôn và ăn chung với người bệnh: thành phần của chất dịch trong cơ thể người như nước bọt của người mang virus HIV chỉ có một lượng virus rất nhỏ nên không đủ để phá hủy cơ thể người. Đứng gần người bệnh hắt hơi và ho, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi,... Bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn: virus HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi hay côn trùng. 5. Cách phòng tránh lây nhiễm HIV Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV hữu hiệu là: Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi. Trong trường hợp quan hệ tình dục với người khác cần sử dụng bao cao su đúng cách. Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết. Người bệnh chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã thực hiện xét nghiệm HIV. Nhân viên y tế cần đeo găng tay bảo vệ khi truyền máu và khi tiếp xúc với các dịch nôn, máu,... của người bệnh. Không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm mình, châm cứu,... Phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai, nếu có thai thì không nên sinh con. Trong trường hợp muốn sinh con, người mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn về cách tránh lây nhiễm cho con. Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu,... với người bệnh.
Những hiểu biết cơ bản về Giang mai 1. Dịch tễ học Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Từ cuối thế kỷ 19, Y học đã biết đến sự tiến triển tự nhiên của bệnh Giang mai ở 1400 bệnh nhân không được điều trị do thời điểm đó các bác sĩ cho rằng các biện pháp điều trị rất độc hại và ít có lợi. Đến năm 1905, hai nhà khoa học Hoffman và Schaudinn tìm ra xoắn khuẩn gây bệnh Giang mai. Những năm 1917 – 1941, đã có những nghiên cứu đầy đủ về dịch tễ học, sinh bệnh học và các biểu hiện lâm sàng của bệnh Giang mai. Theo ước tính của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có trên 35 triệu trường hợp mới mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) trong đó giang mai chiếm 2%). Tại Việt Nam bệnh Giang mai cũng có tỷ lệ mắc tương tự. 2. Đường lây - Xoắn khuẩn lây truyền qua giao hợp đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng. - Xoắn khuẩn giang mai có thể sống ở môi trường ngoài vài giờ do đó bệnh có thể lây gián tiếp qua vật dụng khi tiếp xúc với các vết xước trên da, niêm mạc. - Bơm kim tiêm không vô khuẩn sẽ lây truyền qua đường máu. - Phụ nữ mang thai mắc giang mai sau tháng thứ 3 của thai kỳ có thể lây cho con và gây bệnh giang mai bẩm sinh. 3. Biểu hiện lâm sàng Giang mai Giang mai có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, thậm chí có những giai đoạn mà bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên khi có những dấu hiệu sau bệnh nhân nên tới khám tại các phòng khám về bệnh lây truyền qua đường tình dục: + Săng: là những tổn thương đơn độc, xuất hiện ngay tại nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể (nên thường ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng,..). Là vết trợt nông, hình tròn hoặc bầu dục, bề mặt phẳng, màu đỏ tươi. Nền của săng giang mai thường rắn, cứng như tờ bìa, không ngứa, không đau, không mủ và nếu không điều trị gì thì cũng tự khỏi. Thường xuất hiện khoảng 3-4 tuần sau lây nhiễm. + Hạch: Thường xuất hiện hạch viêm phản ứng (thường hạch bẹn). Hạch chùm và thường có 1 hạch to hơn – hạch chúa. Tính chất: rắn, không đau, không hoá mủ, không dính, dễ di động. Thường tự khỏi sau 6-8 tuần làm bệnh nhân tưởng khỏi bệnh + Đào ban: Là những vết hồng tươi như cánh đào, bằng phẳng với mặt da, hình bầu dục, số lượng có thể ít hoặc nhiều. Mềm, không thâm nhiễm, không ngứa, không đau Thường khu trú ở mạng sườn, mặt, lòng bàn tay/chân, mất đi để lại vết nhiễm sắc tố loang lổ. + Mảng niêm mạc: vết trợt nông của niêm mạc, không có bờ, bề mặt ướt, đôi khi nổi cao sần sùi, đóng vảy tiết. + Viêm hạch lan toả nhiều nhóm hạch. + Nhức đầu: Thường xảy ra về ban đêm + Rụng tóc: Đào ban vùng đầu hay gây rụng tóc, rụng đều làm tóc thưa dần + Có thể gặp sẩn giang mai, củ giang mai, gôm giang mai hay những tổn thương cơ quan bộ phận khác do giang mai: viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khàn tiếng, viêm màng xương (đau nhức cơ đùi về đêm), viêm thận hay các biểu hiện giang mai thần kinh (đau, nhức đầu, tê liệt do viêm tuỷ sống), phình động mạch, hở động mạch chủ,... 4. Chẩn đoán Khai thác tiền sử; Lâm sàng: chẩn đoán bệnh và giai đoạn của bệnh Xét nghiệm: Soi tìm xoắn khuẩn ở các tổn thương Các phản ứng huyết thanh: Phản ứng không đặc hiệu (RPR, VDRL); các phản ứng đặc hiệu (FTA, TPHA, FTAabs) 5. Điều trị - Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, không lây lan, phòng tái phát và di chứng. - Điều trị đồng thời bạn tình. - Penicillin là thuốc lựa chọn hàng đầu. Nguồn: https://phongkhambienviet.com/benh-giang-mai-syphilis.html
Việc quan hệ tình dục không lành mạnh có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Trang bị đầy đủ thông tin về bệnh lây qua đường tình dục sẽ giúp ích cho việc phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Vậy các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Bệnh lây qua đường tình dục là gì? Bệnh lây qua đường tình dục có tên tiếng anh là Sexually transmitted diseases – STDs. Bệnh lây qua đường tình dục hình thành do sự lây lan của các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng từ người này sang người khác qua đường han hệ tình dục không an toàn. Các hành vi tình dục không an toàn bao gồm: Giao hợp âm đạo, quan hệ bằng hậu môn hoặc bằng miệng. Hiện nay, theo thống kê cho thấy, trên thế giới đã phát hiện khoảng 20 bệnh lây qua đường tình dục. Mỗi bệnh sẽ có biểu hiện và mức độ ảnh hưởng về sức khỏe khác nhau. Trong đó có bệnh HIV/AIDS đã cướp đi tính mạng của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Và cho đến nay, HIV/AIDS được ví như “căn bệnh thế kỷ” và được xếp vào bệnh lây qua đường tình dục chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Phòng khám đa khoa Biển Việt chuyên khám sàng lọc các bệnh xã hội như: HVI/AIDS, bệnh Lậu, bệnh Giang mai, bệnh Hạ cam mềm, bệnh sùi mào gà, ... Địa chỉ: Số Nhà 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Điện thoại tư vấn 24/24h: 0812217575/ 0912075641 Địa chỉ xét nghiệm phơi nhiễm HIV nhanh chóng, chính xác, bảo mật tại Hà Nội - Hãy gọi ngay cho chúng tôi Hotline: 0812217575 Triệu chứng bệnh lây truyền quy tình dục ở nam giới và nữ giới Khi nam giới và nữ giới có gặp phải các triệu chứng sau nên đến các cơ y tế uy tín để đăng ký khám ngay nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng: 1.1 Triệu chứng bệnh lây truyền quy tình dục ở nam giới Đau và khó chịu trong lúc quan hệ tình dục hoặc đi tiểu; Có vết lở loét, nổi u, hoặc có hiện tượng phát ban trên hoặc xung quanh dương vật, tinh hoàn, hậu môn, mông, đùi, miệng; Tiết dịch bất thường hoặc chảy máu từ dương vật; Tinh hoàn đau hoặc sưng. 1.2 Triệu chứng bệnh lây truyền quy tình dục ở nữ giới Đau hoặc khó chịu trong quan hệ tình dục hoặc đi tiểu Lở loét, nổi u, hoặc phát ban trên hoặc xung quanh âm đạo, hậu môn, mông, đùi, miệng Tiết dịch bất thường hoặc chảy máu từ âm đạo Ngứa trong hoặc xung quanh âm đạo. Một số bệnh phổ biến lây qua đường tình dục 1. Bệnh HIV/AIDS HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Loại virus này gây tổn thương hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể người không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn tới tử vong. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh: nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các căn bệnh liên quan tới rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian chuyển từ HIV sang AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người. Theo nhiều nghiên cứu, thời gian trung bình là 5 năm. Virus HIV dễ lây truyền qua đường tình dục. Người mang virus khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền HIV cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ tình dục không bảo vệ ước tính là 0,1 – 1%. Tỷ lệ này gia tăng theo tần suất quan hệ. Trong khi đó, quan hệ tình dục với người bị HIV có bảo vệ bằng bao cao su sẽ có độ an toàn lên tới 90 – 95% nếu thực hành đúng cách. Virus HIV lây truyền qua đường tình dục do: Tình dục đường âm đạo. Tình dục đường hậu môn. Tình dục đường miệng: khả năng lây truyền bệnh thấp hơn. Tuy nhiên, nếu trong miệng có vết trầy xước hoặc chảy máu răng mà không biết thì vẫn có khả năng lây nhiễm HIV. 2. Bệnh Giang mai Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và không loại trừ bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên do cơ địa chị em thường yếu hơn nam giới nên dễ dàng gây bệnh hơn, các dấu hiệu cũng khó nhận biết hơn. Bệnh Giang mai có tên khoa học là Syphilis, do xoắn khuẩn Giang mai (Treponema pallidum) gây ra. Một số triệu chứng nhận biết bệnh Giang mai: Giai đoạn 1: Xuất hiện các vết loét ở bộ phận sinh dục. Một số trường hợp người mắc bệnh còn nổi hạch bẹn. Triệu chứng ở giai đoạn này không gây đau đớn nên người bệnh khác chủ quan. Giai đoạn 2: Thân mình, lòng bàn tay và lòng bàn chân nổi ban đào. U sùi nổi ở hậu môn. Hạch bẹn bắt đầu nổi khắp người nhưng vẫn không gây đau. Giai đoạn 3: Giang mai lây lan và tổn thương nội tạng như xương, tim, da, thần kinh,... Theo các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Biển Việt thì xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể nữ giới sẽ không gây bất kì biểu hiện nào. Vì đây được xem là giai đoạn ủ bệnh, trong thời gian này sẽ tạo điều cho xoắn khuẩn giang mai lây truyền cho mọi người xung quanh, vô cùng nguy hiểm. Bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, ở giai đoạn cuối của bệnh có thể dẫn đến các biến chứng: Mất thị lực, mất thích giác, mất trí nhớ, bệnh tâm thân, nhiễm trùng não hoặc tủy sống, bệnh tim, thậm chí là tử vong. 3. Bệnh sùi mào gà Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa, hình ảnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới được các bạn trẻ quan tâm tìm hiểu. Mụn cóc sinh dục gây ảnh hưởng trầm trọng đến tâm sinh lý, đời sống sinh hoạt tình dục và chất lượng sống của bệnh nhân. Bệnh sùi mào gà (Thuật ngữ y khoa phương Tây: Mụn cóc sinh dục) do chủng virus HPV gây ra. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của mụn sùi (mụn cóc) chủ yếu ở bộ phận sinh dục và hậu môn của bệnh nhân. Ở một số người, mụn cóc sinh dục có liên quan chặt chẽ đến ung thư, sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân nếu không điều trị kịp thời. Biểu hiện, triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới Những biểu hiện và triệu chứng sùi mào gà qua từng giai đoạn: Giai đoạn đầu, bộ phận sinh dục xuất hiện những nốt sùi nhỏ (kích thước khoảng 1-3mm) trùng màu da hoặc màu xám, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Người bệnh sờ tay vào có cảm giác ráp. Giai đoạn nặng hơn, các mụn sùi phát triển dày đặc và nằm sát nhau thành khối lớn có thể lên đến vài centimet có hình như mào gà hoặc bông súp lơ. Khi chạm vào có thể chảy mủ. Vùng da nhiễm bệnh thường có cảm giác ngứa khó chịu. Khi quan hệ tình dục thường có cảm giác đau, chảy máu ở bộ phận sinh dục. Các nốt sùi mào gà thường xuất hiện ở đâu? Nốt sùi mào gà ở nữ: các khối u nhú phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn ống hậu môn và cổ tử cung. Mụn sùi mào gà ở nam: các nốt sùi mào gà phát triển ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn. Một số trường hợp các mụn sùi lây lan ra phần háng và đùi. Nốt sùi mào gà ở miệng: nốt sùi xuất hiện ở trong khoang miệng, lưỡi, môi. 4. Bệnh Lậu Bệnh lậu là một bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới. Bệnh lậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nam nữ trong độ tuổi sinh sản. Triệu chứng nhận biết bệnh lậu Triệu chứng nhận biết bệnh lậu ở nam giới Khi mắc bệnh lậu, nam giới thường có các biểu hiện như: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ...Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy xuất hiện những giọt mủ như màu nhựa chuối ở lỗ niệu đạo, nhất là vào sáng sớm. Ngoài ra, bệnh lậu còn khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức sốt nhẹ, nổi hạch bẹn, ăn uống không ngon miệng... Triệu chứng nhận biết bệnh lậu ở nữ giới Khác với nam giới, nữ giới mắc bệnh lậu hầu như không có triệu chứng nào cụ thể nên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa thông thường. Chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mới xuất hiện các triệu chứng như: tiểu đau buốt, có mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường... Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm ống dẫn trứng, chửa ngoài dạ con... Người mẹ có thể truyền bệnh lậu cho trẻ sơ sinh khi sinh con. Khi điều đó xảy ra, bệnh lậu có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở em bé. Đó là lý do tại sao nhiều bác sĩ khuyến khích phụ nữ mang thai làm xét nghiệm và điều trị STD nếu có. Bệnh lậu thường có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nếu bệnh lậu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ phát triển nhanh chóng gây những biến chứng nguy hiểm sau: Nhiễm trùng niệu đạo, tuyến tiền liệt hoặc tinh hoàn Bệnh viêm vùng chậu Khó thụ thai. Cách phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục 1/ Tránh quan hệ tình dục sớm Hoạt động tình dục ở độ tuổi còn trẻ là một trong những nguyên nhân phổ biến bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Quan hệ tình dục càng sớm, nguy cơ mắc bệnh càng cao. 2/ Tránh quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy một vợ một chồng. Nguy cơ mắc các bệnh STDs tỷ lệ thuận với số lượng bạn tình mà bạn đang quan hệ tình dục. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục là quan hệ tình dục chung thuỷ một vợ một chồng, một đối tác. 3/ Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ Việc vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ đều rất cần thiết, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Hầu hết chỉ có chị em mới vệ sinh “vùng kín” sau khi sex. Còn cánh mày râu vẫn thường phớt lờ chuyện này. Lưu ý, không nên dùng chung khăn tắm và đồ lót để tránh lây nhiễm chéo. 4/ Sử dụng bao cao su, tấm bảo vệ trong quan hệ tình dục Bao cao su thường có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục lây lan qua dịch lỏng, chẳng hạn như tinh dịch hoặc máu. Nó cũng có thể bảo vệ hoàn toàn chống lại bệnh lây lan qua tiếp xúc da. Bên cạnh đó, sử dụng bảo cao sư trong quan hệ tình dục để tranh việc mang thai ngoài ý muốn. Tấm bảo vệ miệng cũng có thể có tác dụng bảo vệ trong quan hệ tình dục bằng miệng. 5/ Thường xuyên sàng lọc các bệnh xã hội Sàng lọc các bệnh xã hội thường xuyên là một ý tưởng tốt cho bất cứ ai có hoạt động tình dục. Nó đặc biệt quan trọng đối với những người có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. 6/ Tiêm phòng Hiện nay có rất nhiều loại vắc-xin phòng ngừa một số bệnh lây qua quan hệ tình dục. Vì vậy, việc này cần được thực hiện sớm, thậm chí trước khi có một mối quan hệ tình dục. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại PKĐK Biển Việt Ý nghĩa của Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội giúp khách hàng: Khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng Đối tượng sử dụng Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội dành cho mọi lứa tuổi, dành cho cả nam và nữ Khách hàng có yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình hoặc tiêm chích ma tuý, là người bệnh phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu. Khách hàng làm một số nghề nghiệp có yếu tố nguy cơ như: nhân viên y tế, thợ cắt tóc, thợ xăm hình,... Khách hàng có thể chưa có hoặc có những triệu chứng sau: Đau khi đi tiểu, tiểu gấp, tiểu dắt hoặc đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu ra máu, ra mủ. Khí hư bất thường về mùi, màu sắc hay số lượng Chảy máu bất thường giữa 2 chu kì kinh nguyệt, chảy máu nhiều, kéo dài Ngứa âm đạo Phát ban, nổi mụn và tổn thương da Đau vùng xương chậu Chi tiết dịch vụ Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh xã hội, khách hàng sẽ được: Khám chuyên khoa Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidium test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi Vì sao nên chọn PKĐK Biển Việt để khám sàng lọc bệnh xã hội Đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa Đảm bảo trọn vẹn sự an toàn và riêng tư cho khách hàng. Mô hình quản lý, chia sẻ và kết nối dữ liệu thông tin trực tuyến hiện đại, hiệu quả tối ưu. Địa chỉ: Số Nhà 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Điện thoại tư vấn 24/24h: 0812217575/ 0912075641 (Theo: https://phongkhambienviet.com/benh-lay-qua-duong-tinh-duc-nhung-dieu-ban-can-biet.html)
Hội nghị Khoa học quốc tế về HIV/AIDS lần thứ 10 (IAS 2019) vừa được tổ chức tại thành phố Mexico từ ngày 21-24/7/2019. Tại Hội nghị, nhiều báo cáo khoa học cho thấy các kết quả nghiên cứu đang mở ra những cơ hội mới trong dự phòng và điều trị HIV/AIDS.
1. Phơi nhiễm với HIV là gì? Phơi nhiễm HIV là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Dự phòng sau phơi nhiễm là dùng thuốc kháng HIV càng sớm càng tốt sau khi bạn đã phơi nhiễm với HIV để giảm thiểu khả năng bị lây nhiễm HIV. Việc dự phòng phải được thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm thì mới có hiệu quả. 2. Ai nên dùng PEP (thuốc điều trị phơi nhiễm HIV trong 72h đầu) Những người vừa quan hệ tình dục không an toàn với người khác mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của họ. Trường hợp này có thể là quan hệ tình dục với mại dâm nam hoặc mại dâm nữ. Sự cố trong lúc quan hệ tình dục như rách bao, bị trầy xước da niêm mạc mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của bạn tình. Những người sử dụng heroin có tiêm chích chung với người nhiễm HIV. Những người bị bạo hành tình dục như bị cưỡng hiếp. Sự cố hằng ngày khi sống chung với người nhiễm HIV ví dụ như sử dụng nhầm dao cạo râu dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước da, sử dụng bàn chải đánh răng dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước niêm mạc miệng. Những người bị cướp đe dọa bằng cách lấy kim dính máu đâm. Những người vô tình đạp phải kim khi đi trên đường. Nhân viên y tế phơi nhiễm nghề nghiệp trong lúc thực hiện công việc với bệnh nhân nhiễm HIV. 3. Những công việc cần làm trước khi dùng PEP Bạn sẽ được khám kĩ lưỡng, đánh giá tình huống phơi nhiễm có nguy cơ cao hay thấp. Bạn sẽ được làm các xét nghiệm: HIV: để chắc chắn bạn đang không nhiễm HIV. Tuy nhiên nếu bạn là người có yếu tố nguy cơ thường xuyên như mại dâm nam, mại dâm nữ, tiêm chích heroin thì xét nghiệm HIV lúc này có thể âm tính trong giai đoạn cửa sổ. Creatinin: để đánh giá chức năng thận của bạn. Trong các loại thuốc PEP có một thành phần có tác dụng phụ làm suy giảm chức năng thận nên phải đánh giá trước khi sử dụng. HbsAg: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan B. Anti HCV: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan C. Ngoài ra bác sĩ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan,… Khi kết quả xét nghiệm HIV của bạn âm tính và các xét nghiệm khác bình thường. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc PEP cho bạn. 4. Tác dụng phụ của PEP và cách hạn chế Đau đầu, choáng váng: là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng phác đồ có Efavirenz. Tác dụng phụ này thường giảm bớt sau khoảng một tuần điều trị tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài hết đợt điều trị. Người bệnh cần uống thuốc cách xa bửa ăn khoảng 2 giờ, hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ. Nếu bị choáng sau khi uống thuốc cần ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi hạn chế chạy xe vận hành máy móc. Tiêu chảy: là tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng virus, tuy nhiên tác dụng phụ này sẽ tự giới hạn hoặc hoàn toàn không có ở một số người. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài bạn nên uống nhiều nước và gặp bác sĩ kê thêm thuốc chống tiêu chảy khi cần thiết. Dị ứng: nổi mẫn đỏ thường ở tay, chân, ngực, bụng một số ít ở mặt. Đây là tác dụng phụ thường gặp ở những người có tiền sử dị úng. Để hạn chế các bạn nên kiêng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, gà, bò, các loại mắm, các loại thực phẩm lên men,… Nếu bạn có tiền sử dị ứng hãy cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống dị ứng nếu cần thiết. Tác dụng phụ lên gan và thận: thuốc PEP là một chất ngoại sinh đối với cơ thể nên sẽ được chuyển hóa chủ yếu qua gan và thận. Trong thời gian uống thuốc các bạn nên hạn chế thức khuya, uống nước đầy đủ và không nhịn đi tiểu. 5. Theo dõi sau khi sử dụng PEP Thời gian sử dụng PEP là 28 ngày. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị các bạn cần chờ thêm ít nhất là 1 tháng để xét nghiệm HIV. Nếu kết quả HIV âm tính có nghĩa là bạn đã được bảo vệ hoàn toàn. Nếu kết quả HIV dương tính có thể bạn đã nhiễm HIV từ trước, (kết quả HIV lúc bắt đầu điều trị PEP âm tính trong giai đoạn cửa sổ) hoặc các bạn không tuân thủ tốt trong quá trình sử dụng PEP. 6. Hiệu quả của PEP Năm 2016 trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã công bố 6 nghiên cứu quan sát các đối tượng sử dụng PEP. Trong 1535 người nam sử dụng PEP có 1487 người được bảo vệ hoàn toàn. Có 48 ca ghi nhận nhiễm HIV sau đó, nguyên nhân là do họ tiếp tục có hành vi nguy cơ sau khi kết thúc phát đồ 28 ngày và không tuân thủ điều trị. Tài liệu tham khảo: https://stacks.cdc.gov/view/cdc/38856 Vì vậy sau khi sử dụng PEP nếu còn yếu tố nguy cơ các bạn nên tham gia chương trình dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). 7. Địa chỉ tư vấn, cung cấp thuốc PEP uy tín tại Hà Nội Công ty Dược phẩm đất Việt – địa chỉ cung cấp thuốc PEP uy tín hàng đầu tại khu vực miền bắc. (thuốc arv điều trị phơi nhiễm HIV, và điều trị HIV). Cần tư vấn về thuốc vui lòng liên hệ theo số hotline: 0962.470.011
Thuốc Aluvia được chỉ định phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác điều trị hiệu quả, ít tác dụng phụ cho bệnh nhân nhiễm HIV. Thuốc Aluvia sử dụng cho cả bệnh nhân người lớn, trẻ em từ 2 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai. Thuốc Aluvia (lopinavir/ ritonavir) là gì? Thuốc Aluvia được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng Dược phẩm Đất Việt tìm hiểu thật kĩ về thuốc Aluvia trong bài viết được phân tích dưới đây nhé! 1. Thuốc Aluvia là gì? Lopinavir và ritonavir là một phối hợp cố định của hai thuốc ức chế protease của virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV). Ritonavir khi dùng đồng thời với lopinavir sẽ làm giảm chuyển hóa và làm tăng nồng độ huyết tương của lopinavir. Thuốc có tác dụng ngăn chặn các HIV mới, ức chế sự phát triển của các tiền virus (provirus). 2. Chỉ định của thuốc Aluvia Thuốc Aluvia được dùng để điều trị những bệnh nhân mắc: HIV tuýp I HIV tuýp II 3. Trường hợp không dùng thuốc Aluvia Bệnh nhân dị ứng hoặc đã từng bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Aluvia trước đây. Đối tượng bị suy giảm chức năng gan mức độ nghiêm trọng (nặng). Các trường hợp bị viêm tụy hoặc người bệnh mắc đái tháo đường. Tình trạng rối loạn đông máu, tăng lipid máu. Không dùng trên đối tượng là phụ nữ cho con bú. Trẻ em <2 tuổi. 4. Hướng dẫn dùng thuốc Aluvia 4.1. Cách dùng Được bào chế ở dạng viên nén bao phim, nuốt trực tiếp, tuyệt đối không nhai, nghiền nát hoặc bẻ vỡ viên. Người dùng nên được chỉ định liều dùng cụ thể bởi bác sĩ chịu trách nhiệm điều trị, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Thuốc có thể uống kèm theo thức ăn hoặc không, nghĩa là có thể uống thuốc Aluvia lúc bụng đói hoặc lúc bụng no 4.2. Liều dùng 4.2.1. Dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp Liều lopinavir/ritonavir là 400 mg lopinavir và 100 mg ritonavir, 2 lần/ ngày cùng với các thuốc kháng retrovirus khác Phải uống ngay (trong vòng vài giờ) sau khi bị phơi nhiễm và dùng trong 4 tuần. 4.2.2. Dự phòng phơi nhiễm HIV cho người có nguy cơ không do nghề nghiệp Liều lopinavir/ritonavir là 400 mg lopinavir và 100 mg ritonavir, 2 lần/ ngày cùng với ít nhất là 2 thuốc kháng retrovirus khác. Phải uống sớm (trong vòng 72 giờ) ngay sau khi có nguy cơ bị phơi nhiễm và dùng trong 28 ngày. 4.2.3. Trẻ em Trẻ có HIV ≥ 14 ngày tuổi: Liều Aluvia được tính theo cân nặng hoặc diện tích cơ thể. Lưu ý liều ở trẻ em không được cao hơn liều ở người lớn. Không dùng cách uống 1 lần/ ngày cho người < 18 tuổi. Với trẻ từ 14 ngày – 6 tháng tuổi + Dùng liều 300 mg/m2 lopinavir và 75 mg/m2 ritonavir (thuốc nước) x 2 lần/ ngày + Hoặc 16 mg/kg lopinavir và 4 mg/kg ritonavir (theo cân nặng); 2 lần/ ngày. Từ 6 tháng – 18 tuổi không dùng đồng thời amprenavir, efavirenz, nelfinavir hoặc nevirapin + Liều 230 mg/m2 lopinavir và 57,5 mg/m2 ritonavir x 2 lần/ ngày (theo diện tích) + Hoặc 12 mg/kg lopinavir và 3 mg/kg ritonavir (theo cân nặng) x 2 lần/ ngày ở trẻ cân nặng < 15 kg. + Trẻ 15 – 40 kg: 10 mg/ kg lopinavir và 2,5 mg/kg ritonavir x 2 lần/ ngày. Lưu ý: thông tin liều chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng chức năng sinh lí của cơ thể, cân nặng, độ tuổi mà liều sẽ khác nhau. Do đó, cần tuân thủ uống đúng liều – đúng giờ – đúng tư vấn của bác sĩ 5. Tác dụng phụ của thuốc Aluvia Xuất hiện tình trạng nổi mẩn Nồng độ cholesterol trong máu cao, tăng triglycerid Tiêu chảy, dị cảm vị giác, nôn, buồn nôn, đau bụng Tăng men gan Gây giãn mạch Nhức đầu, mất ngủ Tăng amylase, khó tiêu, tăng lipase, chướng bụng, sút cân Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính Gan: Tăng AST, tăng bilirubin Yếu cơ Rung nhĩ, blốc nhĩ – thất, nhồi huyết não, tim chậm, tắc tĩnh mạch sâu, viêm tắc tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, huyết áp tăng Chướng bụng, khô miệng, viêm miệng, ợ hơi, chán ăn, tăng/giảm thèm ăn, khó nuốt, loét miệng, trĩ, táo bón… Viêm tuyến nước bọt, viêm thực quản, viêm dạ dày – ruột, viêm ruột, nha chu viêm, viêm tụy, viêm dạ dày Rối loạn thị giác, mất điều vận, hội chứng ngoại tháp, bệnh thần kinh ngoại biên, co giật, run đầu chi, ngủ gà, chóng mặt,.. Mơ thấy ác mộng, hoang tưởng, quên, lo âu, bồn chồn, vô cảm, kích động, lú lẫn, rối loạn cảm xúc, trầm cảm. Ho, khó thở, đau ngực, hen, viêm phế quản, phù phổi, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang Đau vùng gan, viêm đường mật, viêm túi mật, viêm gan, gan to, rối loạn chức năng gan Giảm thanh thải creatinin, viêm thận, giảm bạch cầu, thiếu máu, lách to, sưng hạch bạch huyết Xuất tinh bất thường, giảm ham muốn tính dục Mệt mỏi, sốt, rét run, dị ứng, hội chứng giả cúm, xuất hiện khối u, nhiễm khuẩn, nhiễm virus 6. Tương tác thuốc khi dùng Aluvia Amiodarone, bepridil, quinidine, propafenone, verapamil (điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim) Pimozide (điều trị tâm thần phân liệt) Quetiapine (điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm lớn) Astemizole, terfenadine (sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng) Triazolam, diazepam, flurazepam (giảm lo âu hoặc khó ngủ) Midazolam uống và chlorazepate (an thần dùng điều trị động kinh) Alfuzosin (phì đại tuyến tiền liệt) Cisapride Ergotamine, dihydroergotamine, ergonovine, methylergonovine (trong đau nửa đầu) Simvastatin và lovastatin (giảm cholesterol trong máu) Colchicine (điều trị gout) Axit Fusidic Sildenafil Avanafil hoặc vardenafil 7. Lưu ý khi dùng thuốc Aluvia Khi phát thuốc cần dặn kỹ bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân + Aluvia không có tác dụng chữa khỏi bệnh mà chỉ tác dụng ngăn cản sự nhân lên của virus. + Do vậy, người bệnh vẫn có thể bị nhiễm khuẩn cơ hội và bị các biến chứng do bệnh gây ra. Lưu ý, bệnh nhân khi dùng Aluvia vẫn phải dùng các biện pháp tránh lây truyền virus HIV, quan hệ tình dục với các biện pháp bảo vệ an toàn. Nếu nồng độ thuốc giảm nhiều sẽ làm tình trạng bệnh chuyển nhanh sang giai đoạn AIDS và gây tử vong. Do đó, phải tuân thủ điều trị: Uống đúng liều, đúng giờ. Phải thông tin cho bác sĩ khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, nhất là thấy tăng cân ở trẻ. Aluvia có thể gây tương tác nghiêm trọng thậm chí dẫn đến tử vong nếu dùng chung với một số thuốc khác. Vì vậy, phải thông báo cho bác sĩ tất cả các thuốc mà bệnh nhân dùng. Nên dùng màng ngăn để tránh thai vì thuốc viên không có tác dụng Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị suy gan, chú ý ở bệnh nhân đái tháo đường; phải bắt đầu điều trị hoặc chỉnh liều insulin hoặc thuốc hạ glucose huyết đường uống. Lưu ý khi dùng cho người có bệnh tim với các tình trạng + Rối loạn dẫn truyền + Thiếu máu cơ tim Tình trạng viêm tụy đã xảy ra và gây tử vong. Nồng độ triglycerid tăng cao rõ rệt là yếu tố nguy cơ. Lưu ý đến một số triệu chứng + Đau bụng + Buồn nôn và nôn + Tăng amylase hoặc lipase huyết 8. Đối tượng đặc biệt khi dùng thuốc 8.1. Phụ nữ mang thai Thuốc có thể bài tiết qua nhau thai. Khuyên dùng cho phụ nữ có HIV mang thai chưa dùng thuốc kháng retrovirus. Ở thai kỳ thứ 2 và 3, cần tăng liều, đặc biệt là cho người đã dùng thuốc ức chế protease. Từ đó, cần theo dõi đáp ứng về virus và nồng độ lopinavir Không dùng cách uống 1 lần/ ngày và không nên ngừng dùng thuốc cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết. Lưu ý, người bệnh có thể bị tăng đường trong máu, đái tháo đường hoặc nhiễm toan do đái tháo đường trong thời gian dùng thuốc. Phải bắt đầu trị liệu sớm nhất có thể hoặc ngay sau thai kỳ đầu tiên. 8.1. Phụ nữ cho con bú Thuốc Aluvia được bài tiết vào sữa mẹ. Do đó, không dùng thuốc trên đối tượng phụ nữ cho con bú. 8.3. Lái xe và vận hành máy móc Aluvia có thể gây ra các tác dụng ngoại ý như nhức đầu, chóng mặt,.. Do đó, cần sử dụng một cách thận trọng trên những đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như các đối tượng kể trên 9. Xử trí khi quá liều Aluvia Vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu về tình trạng quá liều thuốc Aluvia. Hiện tại, vẫn chưa có thuốc kháng đặc hiệu. Do đó, có thể rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt để lấy thuốc chưa được hấp thu. Lưu ý, biện pháp chạy thận nhân tạo không có tác dụng vì thuốc gắn nhiều vào protein huyết tương nhưng lại có tác dụng lấy alcol và propylen glycol trong trường hợp quá liều do dùng thuốc dạng nước. 10. Xử trí khi quên một liều Aluvia Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều. Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc. Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên. 11. Cách bảo quản thuốc Để thuốc Aluvia tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC. Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc virus Aluvia. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé! Cần tư vấn về thuốc xin vui lòng liên hệ với Công ty Dược Phẩm Đất Việt theo số hotline: 0962470011/ 0912075641