PrEP _ Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV Công ty Cổ phần Dược phẩm Đất Việt
PrEP _ Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

PrEP _ Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

24/06/2019 Đăng bởi: ĐẤT VIỆT

Theo báo cáo tình hình dịch của Cục phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế năm 2017, số ca nhiễm HIV mới là 10.074 trường hợp, trong đó chủ yếu là lây qua quan hệ tình dục (tỷ lệ cao ở các nhóm đích: Những người hành nghề mại dâm và quan hệ tình dục đồng giới MSM).

Xem thêm: Bộ y tế Việt Nam cung cấp thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao

Đối với MSM, các nghiên cứu cho thấy bao cao su hầu như không được sử dụng khi quan hệ với bạn tình do đó nguy cơ lây nhiễm HIV nhóm này rất cao. Khi bao cao su không phải là biện pháp phòng vệ hiệu quả thì PrEP là phương pháp hữu hiệu nhất.

Vậy PrEP là gì?

PrEP (Pre- Exoposure Prophylaxis) – nghĩa là phương pháp dự phòng trước khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm gọi là DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM.

Thuốc PrEP phòng chống HIV hiện đang sử dụng là thuốc phối hợp được FDA của Mỹ phê duyệt áp dụng từ năm 2012 (Các nghiên cứu được đánh giá và có những báo cáo kết quả đầu tiên từ những năm 2007 – 2008, tên thuốc ban đầu là TRUVADA – Tenofovir 300mg/Emtricitabine 200mg). Những thuốc dạng tiêm, đặt vòng âm đạo hiện đang được nghiên cứu đánh giá (đã có rất nhiều bạn hỏi bác sĩ về loại thuốc này. Phòng khám Biển Việt lưu ý với các bạn là các dạng thuốc tiêm hay đặt âm đạo mới đang được nghiên cứu đánh giá).

PrEP áp dụng cho những ai?

Thuốc đặc biệt áp dụng đối với những người nguy cơ cao tiếp xúc với nguồn lây nhiễm nên những người khuyến cáo dùng PrEP là:

- Người bán dâm;

- Người nam có quan hệ tình dục đồng giới;

- Người chuyển giới nữ;

- Bạn tình khác giới không nhiễm HIV của người nhiễm HIV;

- Người tiêm chích ma túy.

Tiêu chuẩn điều trị PrEP?

Những người xác định điều trị PrEP phòng nhiễm HIV có các tiêu chuẩn dưới đây:

- Kết quả xét nghiệm huyết thanh HIV trong vòng 7 ngày và có kết quả âm tính.

- Không có biểu hiện nhiễm HIV cấp (không có các triệu chứng giống cúm như: sốt, mệt mỏi, đau mỏi cơ, viêm họng, hạch ở cổ, viêm khớp, tiêu chảy… trong vòng 2 tuần qua).

- Sẵn sàng sử dụng PrEP và xét nghiệm HIV định kỳ.

- Cân nặng từ 35 kg trở lên và có chức năng thận bình thường.

- Sàng lọc viêm gan B trước điều trị vì lựa chọn điều trị PrEP sẽ đồng thời có hiệu quả điều trị cho viêm gan vi rút B mạn.

Muốn ngừng sử dụng PrEP có được không?

PrEP không phải dùng suốt đời và có thể ngừng sử dụng PrEP trong các trường hợp sau:

- Khi người sử dụng có biểu hiện của tác dụng phụ;

- Vì lý do cá nhân: tài chính, thay đổi hành vi,...

Để đảm bảo dự phòng phơi nhiễm HIV tốt, bác sĩ phòng khám Biển Việt khuyến cáo:

+ Nên tiếp tục dùng PrEP 28 ngày kể từ lần phơi nhiễm cuối cùng;

            + Không nên tiếp tục các hành vi nguy cơ: dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn,...

            + Sử dụng bao cao su hoặc không có quan hệ tình dục nữa.

+ Người nhiễm HIV tuân thủ điều trị ARV tốt để đảm bảo lượng vi rút HIV trong máu luôn dưới ngưỡng phát hiện.

Đặc biệt lưu ý khách hàng dùng PrEP dự phòng HIV có viêm gan B tiến triển mạn cần trao đổi với bác sĩ để xem xét chuyển thuốc hay tiếp tục duy trì để đảm bảo hiệu quả điều trị viêm gan vi rút B.

Sau khi ngừng thuốc khách hàng nên:

- Xét nghiệm HIV nhanh;

- Bác sĩ cần ghi nhận các thông tin: nguyên nhân dừng sử dụng PrEP, đánh giá tuân thủ thuốc, ghi nhận thời gian lần phơi nhiễm cuối cùng,...

                                                                                      Nguồn: Phòng khám Biển Việt

Gửi bình luận của bạn:
Hotline
0912075641
Hotline
0962470011
popup

Số lượng:

Tổng tiền: