Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không nếu gây ra các biến chứng mãn tính? Công ty Cổ phần Dược phẩm Đất Việt
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không nếu gây ra các biến chứng mãn tính?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không nếu gây ra các biến chứng mãn tính?

14/12/2022 Đăng bởi: ĐẤT VIỆT

Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể hấp thụ đường (glucose) vào tế bào và sử dụng nó làm năng lượng. Điều này dẫn đến sự tích tụ đường trong máu. Bệnh tiểu đường đang dần trở thành căn bệnh của thời đại bởi mức độ phổ biến và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ. Vậy, bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu cao kéo dài không kiểm soát, gây tổn hại nghiêm trọng các bộ phận trong cơ thể như tim, thận, bàn chân và mắt. Mời bạn tìm hiểu xem bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, có thể gây ra biến chứng gì trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bệnh tiểu đường bao gồm tiểu đường típ 1, tiểu đường típ 2, tiểu đường do các nguyên nhân ít gặp và tiểu đường thai kỳ. Dù là loại bệnh tiểu đường nào thì cũng khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể làm tổn thương nghiêm trọng các mạch máu. Nếu các mạch máu trong cơ thể không hoạt động bình thường, thì máu sẽ không thể đi đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể. Điều này có nghĩa là dây thần kinh cũng sẽ không hoạt động bình thường, khiến cho các mô, các cơ quan quan trọng cũng bị tổn thương nghiêm trọng.

Theo thời gian thì câu trả lời chắc chắn là có. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng cao không được kiểm soát thì nguy cơ gặp phải các biến chứng càng cao. Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm bởi các biến chứng của nó đều nghiêm trọng, có thể gây tàn phế hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Biến chứng cấp tính

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, nguy hiểm đến đâu cũng còn tùy thuộc vào loại biến chứng gặp phải. Biến chứng cấp tính là loại có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đột ngột với các triệu chứng rầm rộ.

Tăng đường huyết

Lượng đường trong máu tăng vì nhiều lý do, bao gồm ăn quá nhiều, quên liều thuốc hạ đường huyết hoặc thuốc trở nên kém hiệu quả, căng thẳng, bị nhiễm trùng, ít vận động hoặc do sử dụng kèm các thuốc có tác dụng phụ làm tăng đường huyết. Bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi các triệu chứng, bao gồm:

       Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm, Cảm thấy khát nước hơn bình thường, Mờ mắt, Mệt mỏi, Đau đầu, Cáu gắt, Sụt cân, Hạ đường huyết

Nếu bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc làm giảm lượng đường trong máu, bao gồm cả insulin, lượng đường trong máu có thể xuống thấp vì nhiều lý do. Chúng bao gồm nghiện rượu, bỏ bữa và hoạt động thể chất nhiều hơn bình thường. Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) cũng xảy ra nếu bạn dùng quá liều insulin hoặc quá liều thuốc hạ đường huyết.

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và theo dõi các triệu chứng hạ đường huyết, bao gồm:

•        Đổ mồ hôi

•        Run rẩy

•        Yếu đuối

•        Đói

•        Chóng mặt

•        Đau đầu

•        Mờ mắt

•        Tim đập nhanh

•        Cáu gắt hoặc lo lắng

•        Khó tập trung

•        Nói lắp

•        Buồn ngủ

•        Ngất xỉu

•        Co giật

•        Hôn mê.

Nếu các tế bào trong cơ thể bị thiếu năng lượng vì không thể sử dụng được đường, chúng bắt đầu phân hủy chất béo lấy năng lượng. Điều này tạo ra các axit được gọi là ceton, có thể tích tụ trong máu. Tình trạng nhiễm toan ceton phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường típ 1 và là một trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp với các triệu chứng sau:

•        Đường huyết tăng, Rất khát nước, Đi tiểu nhiều hơn, Mệt mỏi, Buồn ngủ, Mờ mắt, Buồn nôn, Đau bụng, Thở ra mùi trái cây, Hoang mang, Hôn mê       .

Hội chứng nonketotic (Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết)

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? Nếu mắc bệnh tiểu đường típ 2, bạn phải lưu ý đặc biệt đến biến chứng này. Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu là một trường hợp khẩn cấp, đe dọa tính mạng, thường chỉ xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường típ 2.

Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:

•        Chỉ số đường huyết trên 600 mg/dL (33,3 mmol/L)

•        Khô miệng, khô da

•        Khát nước

•        Tiểu nhiều

•        Buồn ngủ

•        Hoang mang

•        Mất thị lực

•        Ảo giác.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không nếu gây ra các biến chứng mãn tính?

Khi gặp phải các biến chứng mãn tính thì bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Bệnh có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tiến triển theo thời gian nếu không được kiểm soát tốt.

Bệnh tim mạch

Lượng đường trong máu cao trong một thời gian có thể làm hỏng các mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như bệnh động mạch vành, đau thắt ngực, huyết áp cao, cholesterol cao, suy tim, hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và đột quỵ.

Tổn thương dây thần kinh (Bệnh thần kinh đái tháo đường)

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Quá nhiều đường trong máu có thể làm tổn thương thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân và tay.

Tổn thương dây thần kinh ở chân gây ngứa ran, tê, nóng rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần lan lên phía trên cơ thể. Tổn thương dây thần kinh liên quan đến hệ tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không với biến chứng trên thận?

Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu thận) chịu trách nhiệm lọc chất thải ra khỏi máu. Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho cầu thận, khiến việc đào thải chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn.

Vấn đề về mắt (Bệnh võng mạc tiểu đường)

Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của mắt, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí là dẫn đến mù lòa. Nếu phát hiện thì cần điều trị sớm để ngăn ngừa mất thị lực.

Tổn thương chân và bàn chân

Tổn thương dây thần kinh ở chân hoặc lưu lượng máu đến chân kém có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân, khiến vết loét và vết cắt chậm lành hơn, nguy cơ nhiễm trùng cao. Các vấn đề về chân do tiểu đường thậm chí sẽ dẫn đến phải cắt cụt chi nếu không được điều trị sớm. Đó là lý do tại sao bạn cần nói với bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào ở bàn chân.

Các vấn đề răng miệng

Quá nhiều đường trong máu có thể dẫn đến nhiều đường hơn trong nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Vi khuẩn tạo ra axit tấn công men răng và làm hỏng nướu. Các mạch máu trong nướu cũng có thể bị tổn thương, khiến nướu dễ bị nhiễm trùng hơn.

Bên cạnh đó, vi khuẩn kết hợp với thức ăn sẽ tạo thành một lớp mảng bám trên lưỡi, có thể gây ra bệnh nướu răng, hôi miệng và sâu răng.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Tăng nguy cơ ung thư

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nhiều nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhất định. Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường và khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.

Sức khỏe tình dục

Tổn thương mạch máu và dây thần kinh có thể khiến lượng máu chảy đến các cơ quan sinh dục bị hạn chế và khiến bạn bị mất cảm giác. Riêng đối với nam giới, tình trạng này gây rối loạn chức năng cương dương.

Đối với nữ giới, tình trạng lượng đường trong máu cao còn tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn nguy hiểm bởi gây ra các biến chứng mãn tính khác nữa như:

•        Mất thính lực. Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

•        Bệnh Alzheimer. Bệnh tiểu đường típ 2 có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.

•        Trầm cảm. Các triệu chứng trầm cảm phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường típ 1 và típ 2.

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ở phụ nữ mang thai? Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị và kiểm soát có thể gặp các biến chứng sau đây:

•        Tiền sản giật. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm huyết áp cao, tăng lượng protein trong nước tiểu và sưng phù chân hoặc bàn chân.

•        Tiểu đường thai kỳ tái phát. Nếu từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên, bạn có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong lần mang thai tiếp theo và nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường típ 2 trong suốt cuộc đời.

Ngoài ra, trong thai kỳ, bệnh tiểu đường có nguy hiểm không cho em bé?

•        Thai nhi to. Glucose (đường) bổ sung có thể đi qua nhau thai. Lượng glucose dư thừa sẽ kích hoạt tuyến tụy của thai nhi tạo thêm insulin, khiến thai nhi trong bụng phát triển quá to. Thai nhi to khiến việc sinh nở khó khăn và đôi khi cần phải sinh mổ.

•        Lượng đường trong máu thấp. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì con có thể bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh vì lượng insulin trong cơ thể cao trong khi không còn lượng đường từ mẹ truyền qua.

•        Bệnh tiểu đường típ 2. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường típ 2 cao hơn trong suốt cuộc đời.

•        Tử vong. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không tùy thuộc vào việc bạn có kiểm soát tốt lượng đường trong máu hay không. Việc giữ cho lượng đường trong máu, huyết áp và mỡ máu trong ngưỡng phù hợp sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ phát triển các biến chứng tiểu đường. Bạn nên:

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá khiến máu khó lưu thông khắp cơ thể đến những nơi quan trọng như tim và bàn chân. Nếu có thói quen hút thuốc, thì bỏ thuốc lá là một phần quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh không những giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý mà còn giúp kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Hãy ưu tiên chọn thực phẩm ít tinh bột, ít chất béo, ít calo và nhiều chất xơ. Bổ sung trái cây, rau xanh, đậu, chất béo lành mạnh, cá, thịt gia cầm bỏ da và ngũ cốc nguyên hạt. Cố gắng ăn uống đa dạng và đầy đủ.

Tăng cường hoạt động thể chất

Cố gắng tập thể dục vừa phải trong khoảng 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. Hoặc cố gắng duy trì ít nhất 150 phút hoạt động aerobic vừa phải mỗi tuần. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nỗi lo bệnh tiểu đường có nguy hiểm không.

Giảm cân

Nếu bạn thừa cân, chỉ cần giảm 7% trọng lượng cơ thể cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để giữ cân nặng hợp lý, hãy thực hiện những thay đổi lâu dài đối với thói quen ăn uống và tập thể dục.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Dùng thuốc hạ đường huyết và tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời, tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về cách thức và thời điểm dùng thuốc. Theo dõi lượng đường trong máu và huyết áp thường xuyên tại nhà.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng bởi bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, bạn cần kiểm soát và sống với bệnh suốt đời. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không thì câu trả lời là có, hãy ghi nhớ những biến chứng của bệnh này và phòng ngừa chúng,  bạn nhé!

 

Gửi bình luận của bạn:
Hotline
0912075641
Hotline
0962470011
popup

Số lượng:

Tổng tiền: