Tim mạch Công ty Cổ phần Dược phẩm Đất Việt

Tim mạch

Cách nhận biết sớm triệu chứng huyết áp cao, ngăn chặn nguy cơ tử vong vì đột quỵ

06/05/2022

Huyết áp cao còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh thường không biểu hiện triệu chứng. Bạn được chẩn đoán tình cờ khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc sau một biến cố lớn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Việc không có biểu hiện triệu chứng làm cho huyết áp cao không được phát hiện và điều trị sớm, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc khi biến chứng đã âm thầm diễn ra. Nhận biết cao huyết áp không khó, nhưng vì chúng ta chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nên tỷ lệ người mắc bệnh bị bỏ sót chẩn đoán trong cộng đồng khá cao. Hãy dành ra 3 phút để nắm được những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây! Huyết áp cao là gì? Máu lưu thông trong cơ thể với một tốc độ nhất định. Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên theo thời gian mà không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Huyết áp bao gồm 2 chỉ số: - Huyết áp tâm thu – chỉ số trên, đo áp suất trong động mạch khi tim đập tống máu đi (khi cơ tim hoạt động). - Huyết áp tâm trương – chỉ số dưới, đo áp lực máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai lần đập của tim). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, huyết áp cao có thể được phân loại như sau: - Tiền cao huyết áp: 120/80 mmHg hoặc cao hơn; - Cao huyết áp độ 1: 140/90 mmHg hoặc cao hơn; - Cao huyết áp độ 2: 160/100 mmHg hoặc cao hơn; - Cao huyết áp cấp cứu (đe dọa đến tính mạng): 180/110 mmHg hoặc cao hơn. Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp < 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi bị huyết áp cao, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô và gây tổn hại các mạch máu. Bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp nếu chỉ số huyết áp luôn > 140/90 mmHg. Nguyên nhân huyết áp cao là do đâu? Hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân, gọi là cao huyết áp nguyên phát. Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra huyết áp cao, gọi là cao huyết áp thứ phát. Những loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể gây cao huyết áp. Trẻ em dưới 10 tuổi mắc cao huyết áp thường là thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể kiểm soát được cao huyết áp. Bạn tiềm ẩn nguy cơ bị cao huyết áp nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố được liệt kê dưới đây: - Tuổi: Người lớn tuổi có nguy cơ cao huyết áp. - Giới tính: Phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng sẽ mắc cao huyết áp hơn và đàn ông dưới 45 tuổi có nhiều khả năng mắc cao huyết áp hơn so với phụ nữ. - Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị cao huyết áp. - Tiền sử gia đình: Nếu các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) mắc cao huyết áp, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố nguy cơ khác gây cao huyết áp bao gồm: Thừa cân; Không tập thể dục thường xuyên; Chế độ ăn uống không lành mạnh; Tiêu thụ quá nhiều muối; Uống rượu; Hút thuốc lá; Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ; Căng thẳng,… Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây cao huyết áp Dấu hiệu huyết áp cao là như thế nào? Huyết áp có thể tăng lên mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Khi huyết áp cao không được kiểm soát, nó có thể gây hại cho cơ thể. Các biến chứng của cao huyết áp bao gồm: - Suy tim: Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này làm cho trái tim to ra và trở nên yếu hơn; - Phình bóc tách động mạch: Biến chứng nghiêm trọng này có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể. Khi bị phình bóc tách động mạch, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ và có thể đe dọa tính mạng; - Suy thận: Các mạch máu trong thận có thể trở nên hẹp lại và gây suy thận; - Nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Động mạch bị hẹp ở một số nơi trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu (đặc biệt là cho tim, não, thận và chân). Điều này có thể gây ra một cơn đau tim, đột quỵ, suy thận hoặc dẫn đến việc phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chân. - Bệnh mắt: Các mạch máu trong mắt vỡ hoặc chảy máu. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực hoặc thậm chí là mù lòa. Ở một số người, cao huyết áp nặng có thể dẫn đến chảy máu cam, đau đầu hoặc chóng mặt. Bởi vì cao huyết áp có thể diễn tiến âm thầm, bạn không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc theo dõi huyết áp thường xuyên rất quan trọng. Hãy gặp chuyên gia nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc chỉ số huyết áp quá cao. Các phương pháp chữa huyết áp cao hiện nay Mục tiêu chữa cao huyết áp thường là để giữ cho huyết áp < 140/90 mmHg. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính, chuyên gia sẽ có phương pháp điều trị nghiêm ngặt để giữ cho huyết áp < 130/80 mmHg. Thay đổi lối sống Điều trị cao huyết áp bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Nếu bệnh cao huyết áp không quá nghiêm trọng, bạn nên thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn. Cụ thể, bạn nên: - Có chế độ ăn lành mạnh và ít muối; - Tập thể dục thường xuyên; - Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng; - Bỏ hút thuốc; - Uống thuốc điều trị cao huyết áp theo đơn; - Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà. Dùng thuốc Nếu việc thay đổi lối sống không kiểm soát được tình trạng huyết áp cao, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc. Thuốc giúp làm hạ huyết áp bao gồm: - Thuốc lợi tiểu; - Thuốc ức chế Beta; - Thuốc ức chế hấp thụ canxi; - Các chất ức chế men chuyển ACE; - Thuốc giãn mạch. Chuyên gia sẽ theo dõi diễn tiến bệnh để tăng liều hoặc thay đổi và thêm thuốc cho đến khi tìm ra phác đồ điều trị phù hợp. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia về các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Đối với người bị cao huyết áp cấp cứu, cần phải được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt vì bệnh có thể gây tử vong. Bạn cần tư vấn các về đề về sức khỏe liên hệ với Phòng khám đa khoa Biển Việt để được hỗ trợ: Điện thoại: 02435420311/ 0812217575 Phòng khám làm việc từ 7h30- 15h30 các ngày trong tuần. Địa chỉ: Số Nhà 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, TP HN. Nguồn tham khảo: https://phongkhambienviet.com/cach-nhan-biet-som-trieu-chung-huyet-ap-cao-ngan-chan-nguy-co-tu-vong-vi-dot-quy.html

Hotline
0912075641
Hotline
0962470011
popup

Số lượng:

Tổng tiền: