Tất cả tin tức tagged "điều trị hiv" Công ty Cổ phần Dược phẩm Đất Việt

Tất cả tin tức

Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV hãy Uống PrEP mỗi ngày

06/05/2022

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV mà chúng ta quen gọi là PrEP (xuất phát từ cụm từ tiếng Anh - Pre-Exposure Prophylaxis) là một chiến lược mới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những người chưa nhiễm HIV, biện pháp này có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90%. PrEP được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.  

Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

06/05/2022

Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm 3 giai đoạn theo thứ tự là gan nhiễm mỡ – viêm gan – xơ gan. Ảnh hưởng của gan nhiễm mỡ độ 2 được cho là tương tự việc lạm dụng đồ uống có cồn, nhưng trên thực tế những người mắc gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là những người không có thói quen sử dụng rượu bia. Vậy triệu chứng của gan nhiễm mỡ độ 2 là gì? Hãy cùng duocphamdatviet.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thuốc Avonza điều trị và dự phòng phơi nhiễm HIV

06/05/2022

Thuốc Avonza là sản phẩm giúp điều trị và dự phòng phơi nhiễm HIV Thuốc có sự kết hợp giữa 3 loại thuố khác nha là Tenofovir, Lamivudine và Enfavirenz, thuốc giúp làm giảm lượng HIV trong cơ thể để hệ thỗng miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn. Qua đó làm giảm nguy cơ biến chứng HIV như ung thư và nhiễm trùng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn  

Thuốc ACRIPTEGA điều trị HIV

06/05/2022

Thuốc ACRIPTEGA chứa 3 thành phần quan trọng là Dolutegravir, Lamivudine,Tenofovir trong 1 viên thuốc, thuốc được sử dụng trong liệu pháp kết hợp thuốc kháng retrovirus kháng nhằm chống lại và kìm hãm virus HIV-1 ở người trưởng thành.

Arv là gì? Mua Arv ở đâu? Những lưu ý khi sử dụng

06/05/2022

Arv là gì? Mua Arv ở đâu? Những lưu ý khi sử dụng ARV Là nhóm thuốc kháng HIV có cơ chế ức chế men sao chép ngược của virus làm ức chế sự nhân đôi của virus giúp bảo vệ tế bào T, bảo toàn hệ thống miễn dịch. Khi mua ARV  cần xem xét xét nghiệm HIV dương tính, và tác dụng phụ hay gặp. ☎ Gọi điện Tư vấn 0962470011  (Bảo mật danh tính hoàn toàn) 1. Khái niệm ARV, Pep, Prep - Phơi nhiễm HIV: Phơi nhiễm với được xác định khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. - ARV (Anti Retrovirus): Là nhóm thuốc kháng HIV có cơ chế ức chế men sao chép ngược của virus làm ức chế sự nhân đôi của virus giúp bảo vệ tế bào T, bảo toàn hệ thống miễn dịch. - PEP và PrEP là 2 phương pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV bằng việc sử dụng thuốc. 2. Tư vấn và mua Arv, Pep, Prep - ARV,PEP, PREP thường có nhiều tác dụng phụ, do vậy cần có sự tư vấn của chuyên viên y tế trước khi sử dụng. Trước khi uống thuốc cần có xét nghiệm HIV, Gan, Thận. - Tư vấn qua tổng đài: 0962470011 3. Dự phòng với Pep và Prep Phương pháp, Khi nào cần dự phòng - Pep (Viết tắt của Post exposu prophylaxis). Dự phòng sau phơi nhiễm - PrEP (Viết tắt của Preexposure prophylaxis). Dự phòng trước phơi nhiễm Đối tượng dự phòng - PEP: Người người không bị HIV nhưng bị phơi nhiễm trong quá trình quan hệ tình dục, sử dụng chung kim tiêm với người nghi ngờ bị HIV. Bị các vật nhọn đâm,vết thương do người nghi ngờ nhiễm HIV tạo ra - Prep: Những người không bị HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao thuộc các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm. Hoặc các cặp dị nhiễm: Trường hợp người có vợ/chồng/bạn tình nhiễm HIV nhưng chưa điều trị HIV hoặc đã điều trị nhưng tải lượng chưa đạt ngưỡng <200 bản sao/ mL Thời gian điều trị - PEP: Bắt đầu uống thuốc trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm. Uống trong vòng 28 ngày Xét nghiệm lại sau 3 tháng - Prep: Khi bắt đầu điều trị để tác dụng phòng ngừa trước phơi nhiễm có hiệu quả cao cần: Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 7 ngày trước khi QHTD đường hậu môn. Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 21 ngày trước khi QHTD đường âm đạo. Uống liên tục hằng ngày. Nếu muốn ngừng điều trị thì cần uống thêm 28 ngày sau lần quan hệ cuối cùng. 4. Điều trị HIV Bắt đầu điều trị bằng thuốc ARV cho tất cả người nhiễm HIV (Kết quả XN dương tính) không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4. Phác đồ phối hợp 3 thuốc ARV TDF + FTC + EFV là phác đồ ưu tiên bậc một trong điều trị HIV ở người lớn và trẻ vị thành niên > 10 tuổi. 5. Tác dụng phụ khi sử dụng - Rất hay gặp: Chóng mặt, buồn nôn, phát ban, mất ngủ, nhức đầu (xem thêm khi sử dụng thuốc) - Mệt mỏi: Cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn,tạm thời giảm làm việc nặng nhọc nếu cần thiết. - Buồn nôn và nôn: Chia thành các bữa ăn nhỏ và tránh ăn đồ cay. - Tiêu chảy: Uống nhiều nước hoặc thức uống dinh dưỡng để bù lại lượng dịch đã mất. Không ăn thực phẩm sống, ngũ cốc nguyên hạt và đồ cay. Nên ăn chế độ ăn lành mạnh tới khi bạn thấy khỏe hơn. - Ngứa: Tránh dùng các sản phẩm có mùi hương. Mặc quần áo có chất liệu mềm mại, tự nhiên như cotton, linen. - Các tác dụng phụ thường gặp khác có thể bao gồm đau đầu, sốt, đau cơ và chóng mặt. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để xin ý kiến về việc sử dụng các thuốc giảm đau OTC để làm giảm các tác dụng phụ này. *Các tác dụng phụ trên thường sẽ tự hết trong vòng vài tuần.

Thuốc Aluvia điều trị HIV hiệu quả, ít tác dụng phụ

06/05/2022

Thuốc Aluvia được chỉ định phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác điều trị hiệu quả, ít tác dụng phụ cho bệnh nhân nhiễm HIV. Thuốc Aluvia sử dụng cho cả bệnh nhân người lớn, trẻ em từ 2 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai. Thuốc Aluvia (lopinavir/ ritonavir) là gì? Thuốc Aluvia được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng Dược phẩm Đất Việt tìm hiểu thật kĩ về thuốc Aluvia trong bài viết được phân tích dưới đây nhé! 1. Thuốc Aluvia là gì? Lopinavir và ritonavir là một phối hợp cố định của hai thuốc ức chế protease của virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV). Ritonavir khi dùng đồng thời với lopinavir sẽ làm giảm chuyển hóa và làm tăng nồng độ huyết tương của lopinavir. Thuốc có tác dụng ngăn chặn các HIV mới, ức chế sự phát triển của các tiền virus (provirus). 2. Chỉ định của thuốc Aluvia Thuốc Aluvia được dùng để điều trị những bệnh nhân mắc: HIV tuýp I HIV tuýp II 3. Trường hợp không dùng thuốc Aluvia  Bệnh nhân dị ứng hoặc đã từng bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Aluvia trước đây. Đối tượng bị suy giảm chức năng gan mức độ nghiêm trọng (nặng). Các trường hợp bị viêm tụy hoặc người bệnh mắc đái tháo đường. Tình trạng rối loạn đông máu, tăng lipid máu. Không dùng trên đối tượng là phụ nữ cho con bú. Trẻ em <2 tuổi. 4. Hướng dẫn dùng thuốc Aluvia  4.1. Cách dùng Được bào chế ở dạng viên nén bao phim, nuốt trực tiếp, tuyệt đối không nhai, nghiền nát hoặc bẻ vỡ viên. Người dùng nên được chỉ định liều dùng cụ thể bởi bác sĩ chịu trách nhiệm điều trị, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Thuốc có thể uống kèm theo thức ăn hoặc không, nghĩa là có thể uống thuốc Aluvia lúc bụng đói hoặc lúc bụng no 4.2. Liều dùng 4.2.1. Dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp Liều lopinavir/ritonavir là 400 mg lopinavir và 100 mg ritonavir, 2 lần/ ngày cùng với các thuốc kháng retrovirus khác Phải uống ngay (trong vòng vài giờ) sau khi bị phơi nhiễm và dùng trong 4 tuần. 4.2.2. Dự phòng phơi nhiễm HIV cho người có nguy cơ không do nghề nghiệp Liều lopinavir/ritonavir là 400 mg lopinavir và 100 mg ritonavir, 2 lần/ ngày cùng với ít nhất là 2 thuốc kháng retrovirus khác. Phải uống sớm (trong vòng 72 giờ) ngay sau khi có nguy cơ bị phơi nhiễm và dùng trong 28 ngày. 4.2.3. Trẻ em Trẻ có HIV ≥ 14 ngày tuổi: Liều Aluvia được tính theo cân nặng hoặc diện tích cơ thể. Lưu ý liều ở trẻ em không được cao hơn liều ở người lớn. Không dùng cách uống 1 lần/ ngày cho người < 18 tuổi. Với trẻ từ 14 ngày – 6 tháng tuổi + Dùng liều 300 mg/m2 lopinavir và 75 mg/m2 ritonavir (thuốc nước) x 2 lần/ ngày + Hoặc 16 mg/kg lopinavir và 4 mg/kg ritonavir (theo cân nặng); 2 lần/ ngày.  Từ 6 tháng – 18 tuổi không dùng đồng thời amprenavir, efavirenz, nelfinavir hoặc nevirapin + Liều 230 mg/m2 lopinavir và 57,5 mg/m2 ritonavir x 2 lần/ ngày (theo diện tích) + Hoặc 12 mg/kg lopinavir và 3 mg/kg ritonavir (theo cân nặng) x 2 lần/ ngày ở trẻ cân nặng < 15 kg.  + Trẻ 15 – 40 kg: 10 mg/ kg lopinavir và 2,5 mg/kg ritonavir x 2 lần/ ngày.  Lưu ý: thông tin liều chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng chức năng sinh lí của cơ thể, cân nặng, độ tuổi mà liều sẽ khác nhau. Do đó, cần tuân thủ uống đúng liều – đúng giờ – đúng tư vấn của bác sĩ 5. Tác dụng phụ của thuốc Aluvia Xuất hiện tình trạng nổi mẩn Nồng độ cholesterol trong máu cao, tăng triglycerid Tiêu chảy, dị cảm vị giác, nôn, buồn nôn, đau bụng Tăng men gan Gây giãn mạch Nhức đầu, mất ngủ Tăng amylase, khó tiêu, tăng lipase, chướng bụng, sút cân Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính Gan: Tăng AST, tăng bilirubin Yếu cơ Rung nhĩ, blốc nhĩ – thất, nhồi huyết não, tim chậm, tắc tĩnh mạch sâu, viêm tắc tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, huyết áp tăng Chướng bụng, khô miệng, viêm miệng, ợ hơi, chán ăn, tăng/giảm thèm ăn, khó nuốt, loét miệng, trĩ, táo bón… Viêm tuyến nước bọt, viêm thực quản, viêm dạ dày – ruột, viêm ruột, nha chu viêm, viêm tụy, viêm dạ dày Rối loạn thị giác, mất điều vận, hội chứng ngoại tháp, bệnh thần kinh ngoại biên, co giật, run đầu chi, ngủ gà, chóng mặt,.. Mơ thấy ác mộng, hoang tưởng, quên, lo âu, bồn chồn, vô cảm, kích động, lú lẫn, rối loạn cảm xúc, trầm cảm. Ho, khó thở, đau ngực, hen, viêm phế quản, phù phổi, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang Đau vùng gan, viêm đường mật, viêm túi mật, viêm gan, gan to, rối loạn chức năng gan Giảm thanh thải creatinin, viêm thận, giảm bạch cầu, thiếu máu, lách to, sưng hạch bạch huyết Xuất tinh bất thường, giảm ham muốn tính dục Mệt mỏi, sốt, rét run, dị ứng, hội chứng giả cúm, xuất hiện khối u, nhiễm khuẩn, nhiễm virus 6. Tương tác thuốc khi dùng Aluvia Amiodarone, bepridil, quinidine, propafenone, verapamil (điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim) Pimozide (điều trị tâm thần phân liệt) Quetiapine (điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm lớn) Astemizole, terfenadine (sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng) Triazolam, diazepam, flurazepam (giảm lo âu hoặc khó ngủ) Midazolam uống và chlorazepate (an thần dùng điều trị động kinh) Alfuzosin (phì đại tuyến tiền liệt) Cisapride  Ergotamine, dihydroergotamine, ergonovine, methylergonovine (trong đau nửa đầu) Simvastatin và lovastatin (giảm cholesterol trong máu) Colchicine (điều trị gout) Axit Fusidic  Sildenafil  Avanafil hoặc vardenafil 7. Lưu ý khi dùng thuốc Aluvia Khi phát thuốc cần dặn kỹ bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân + Aluvia không có tác dụng chữa khỏi bệnh mà chỉ tác dụng ngăn cản sự nhân lên của virus.  + Do vậy, người bệnh vẫn có thể bị nhiễm khuẩn cơ hội và bị các biến chứng do bệnh gây ra. Lưu ý, bệnh nhân khi dùng Aluvia vẫn phải dùng các biện pháp tránh lây truyền virus HIV, quan hệ tình dục với các biện pháp bảo vệ an toàn. Nếu nồng độ thuốc giảm nhiều sẽ làm tình trạng bệnh chuyển nhanh sang giai đoạn AIDS và gây tử vong. Do đó, phải tuân thủ điều trị: Uống đúng liều, đúng giờ. Phải thông tin cho bác sĩ khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, nhất là thấy tăng cân ở trẻ. Aluvia có thể gây tương tác nghiêm trọng thậm chí dẫn đến tử vong nếu dùng chung với một số thuốc khác. Vì vậy, phải thông báo cho bác sĩ tất cả các thuốc mà bệnh nhân dùng. Nên dùng màng ngăn để tránh thai vì thuốc viên không có tác dụng Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị suy gan, chú ý ở bệnh nhân đái tháo đường; phải bắt đầu điều trị hoặc chỉnh liều insulin hoặc thuốc hạ glucose huyết đường uống.  Lưu ý khi dùng cho người có bệnh tim với các tình trạng + Rối loạn dẫn truyền + Thiếu máu cơ tim Tình trạng viêm tụy đã xảy ra và gây tử vong. Nồng độ triglycerid tăng cao rõ rệt là yếu tố nguy cơ. Lưu ý đến một số triệu chứng + Đau bụng + Buồn nôn và nôn + Tăng amylase hoặc lipase huyết 8. Đối tượng đặc biệt khi dùng thuốc  8.1. Phụ nữ mang thai Thuốc có thể bài tiết qua nhau thai. Khuyên dùng cho phụ nữ có HIV mang thai chưa dùng thuốc kháng retrovirus. Ở thai kỳ thứ 2 và 3, cần tăng liều, đặc biệt là cho người đã dùng thuốc ức chế protease. Từ đó, cần theo dõi đáp ứng về virus và nồng độ lopinavir Không dùng cách uống 1 lần/ ngày và không nên ngừng dùng thuốc cho phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết. Lưu ý, người bệnh có thể bị tăng đường trong máu, đái tháo đường hoặc nhiễm toan do đái tháo đường trong thời gian dùng thuốc. Phải bắt đầu trị liệu sớm nhất có thể hoặc ngay sau thai kỳ đầu tiên. 8.1. Phụ nữ cho con bú Thuốc Aluvia được bài tiết vào sữa mẹ. Do đó, không dùng thuốc trên đối tượng phụ nữ cho con bú. 8.3. Lái xe và vận hành máy móc Aluvia có thể gây ra các tác dụng ngoại ý như nhức đầu, chóng mặt,.. Do đó, cần sử dụng một cách thận trọng trên những đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như các đối tượng kể trên 9. Xử trí khi quá liều Aluvia Vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu về tình trạng quá liều thuốc Aluvia. Hiện tại, vẫn chưa có thuốc kháng đặc hiệu. Do đó, có thể rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt để lấy thuốc chưa được hấp thu. Lưu ý, biện pháp chạy thận nhân tạo không có tác dụng vì thuốc gắn nhiều vào protein huyết tương nhưng lại có tác dụng lấy alcol và propylen glycol trong trường hợp quá liều do dùng thuốc dạng nước. 10. Xử trí khi quên một liều Aluvia Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều. Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc. Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên. 11. Cách bảo quản thuốc Để thuốc Aluvia tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC. Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc virus Aluvia. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé! Cần tư vấn về thuốc xin vui lòng liên hệ với Công ty Dược Phẩm Đất Việt theo số hotline: 0962470011/ 0912075641  

Những cơ hội mới trong dự phòng và điều trị HIV/AIDS

06/05/2022

Hội nghị Khoa học quốc tế về HIV/AIDS lần thứ 10 (IAS 2019) vừa được tổ chức tại thành phố Mexico từ ngày 21-24/7/2019. Tại Hội nghị, nhiều báo cáo khoa học cho thấy các kết quả nghiên cứu đang mở ra những cơ hội mới trong dự phòng và điều trị HIV/AIDS.

Phơi nhiễm HIV? Điều trị phơi nhiễm HIV như thế nào?

06/05/2022

1. Phơi nhiễm với HIV là gì? Phơi nhiễm HIV là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Dự phòng sau phơi nhiễm là dùng thuốc kháng HIV càng sớm càng tốt sau khi bạn đã phơi nhiễm với HIV để giảm thiểu khả năng bị lây nhiễm HIV. Việc dự phòng phải được thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm thì mới có hiệu quả. 2. Ai nên dùng PEP (thuốc điều trị phơi nhiễm HIV trong 72h đầu) Những người vừa quan hệ tình dục không an toàn với người khác mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của họ. Trường hợp này có thể là quan hệ tình dục với mại dâm nam hoặc mại dâm nữ. Sự cố trong lúc quan hệ tình dục như rách bao, bị trầy xước da niêm mạc mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của bạn tình. Những người sử dụng heroin có tiêm chích chung với người nhiễm HIV. Những người bị bạo hành tình dục như bị cưỡng hiếp. Sự cố hằng ngày khi sống chung với người nhiễm HIV ví dụ như sử dụng nhầm dao cạo râu dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước da, sử dụng bàn chải đánh răng dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước niêm mạc miệng. Những người bị cướp đe dọa bằng cách lấy kim dính máu đâm. Những người vô tình đạp phải kim khi đi trên đường. Nhân viên y tế phơi nhiễm nghề nghiệp trong lúc thực hiện công việc với bệnh nhân nhiễm HIV. 3. Những công việc cần làm trước khi dùng PEP Bạn sẽ được khám kĩ lưỡng, đánh giá tình huống phơi nhiễm có nguy cơ cao hay thấp. Bạn sẽ được làm các xét nghiệm: HIV: để chắc chắn bạn đang không nhiễm HIV. Tuy nhiên nếu bạn là người có yếu tố nguy cơ thường xuyên như mại dâm nam, mại dâm nữ, tiêm chích heroin thì xét nghiệm HIV lúc này có thể âm tính trong giai đoạn cửa sổ. Creatinin: để đánh giá chức năng thận của bạn. Trong các loại thuốc PEP có một thành phần có tác dụng phụ làm suy giảm chức năng thận nên phải đánh giá trước khi sử dụng. HbsAg: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan B. Anti HCV: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan C. Ngoài ra bác sĩ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan,… Khi kết quả xét nghiệm HIV của bạn âm tính và các xét nghiệm khác bình thường. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc PEP cho bạn. 4. Tác dụng phụ của PEP và cách hạn chế Đau đầu, choáng váng: là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng phác đồ có Efavirenz. Tác dụng phụ này thường giảm bớt sau khoảng một tuần điều trị tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài hết đợt điều trị. Người bệnh cần uống thuốc cách xa bửa ăn khoảng 2 giờ, hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ. Nếu bị choáng sau khi uống thuốc cần ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi hạn chế chạy xe vận hành máy móc. Tiêu chảy: là tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng virus, tuy nhiên tác dụng phụ này sẽ tự giới hạn hoặc hoàn toàn không có ở một số người. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài bạn nên uống nhiều nước và gặp bác sĩ kê thêm thuốc chống tiêu chảy khi cần thiết. Dị ứng: nổi mẫn đỏ thường ở tay, chân, ngực, bụng một số ít ở mặt. Đây là tác dụng phụ thường gặp ở những người có tiền sử dị úng. Để hạn chế các bạn nên kiêng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, gà, bò, các loại mắm, các loại thực phẩm lên men,… Nếu bạn có tiền sử dị ứng hãy cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống dị ứng nếu cần thiết. Tác dụng phụ lên gan và thận: thuốc PEP là một chất ngoại sinh đối với cơ thể nên sẽ được chuyển hóa chủ yếu qua gan và thận. Trong thời gian uống thuốc các bạn nên hạn chế thức khuya, uống nước đầy đủ và không nhịn đi tiểu. 5. Theo dõi sau khi sử dụng PEP Thời gian sử dụng PEP là 28 ngày. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị các bạn cần chờ thêm ít nhất là 1 tháng để xét nghiệm HIV. Nếu kết quả HIV âm tính có nghĩa là bạn đã được bảo vệ hoàn toàn. Nếu kết quả HIV dương tính có thể bạn đã nhiễm HIV từ trước, (kết quả HIV lúc bắt đầu điều trị PEP âm tính trong giai đoạn cửa sổ) hoặc các bạn không tuân thủ tốt trong quá trình sử dụng PEP. 6. Hiệu quả của PEP Năm 2016 trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã công bố 6 nghiên cứu quan sát các đối tượng sử dụng PEP. Trong 1535 người nam sử dụng PEP có 1487 người được bảo vệ hoàn toàn. Có 48 ca ghi nhận nhiễm HIV sau đó, nguyên nhân là do họ tiếp tục có hành vi nguy cơ sau khi kết thúc phát đồ 28 ngày và không tuân thủ điều trị. Tài liệu tham khảo: https://stacks.cdc.gov/view/cdc/38856 Vì vậy sau khi sử dụng PEP nếu còn yếu tố nguy cơ các bạn nên tham gia chương trình dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). 7. Địa chỉ tư vấn, cung cấp thuốc PEP uy tín tại Hà Nội Công ty Dược phẩm đất Việt – địa chỉ cung cấp thuốc PEP uy tín hàng đầu tại khu vực miền bắc.  (thuốc arv điều trị phơi nhiễm HIV, và điều trị HIV). Cần tư vấn về thuốc vui lòng liên hệ theo số hotline: 0962.470.011

Hotline
0912075641
Hotline
0962470011
popup

Số lượng:

Tổng tiền: