-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Arv là gì? Mua Arv ở đâu? Những lưu ý khi sử dụng
04/10/2019 Đăng bởi: nguyen ngoanArv là gì? Mua Arv ở đâu? Những lưu ý khi sử dụng
ARV Là nhóm thuốc kháng HIV có cơ chế ức chế men sao chép ngược của virus làm ức chế sự nhân đôi của virus giúp bảo vệ tế bào T, bảo toàn hệ thống miễn dịch. Khi mua ARV cần xem xét xét nghiệm HIV dương tính, và tác dụng phụ hay gặp.
☎ Gọi điện Tư vấn 0962470011
(Bảo mật danh tính hoàn toàn)
1. Khái niệm ARV, Pep, Prep
- Phơi nhiễm HIV: Phơi nhiễm với được xác định khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
- ARV (Anti Retrovirus): Là nhóm thuốc kháng HIV có cơ chế ức chế men sao chép ngược của virus làm ức chế sự nhân đôi của virus giúp bảo vệ tế bào T, bảo toàn hệ thống miễn dịch.
- PEP và PrEP là 2 phương pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV bằng việc sử dụng thuốc.
2. Tư vấn và mua Arv, Pep, Prep
- ARV,PEP, PREP thường có nhiều tác dụng phụ, do vậy cần có sự tư vấn của chuyên viên y tế trước khi sử dụng. Trước khi uống thuốc cần có xét nghiệm HIV, Gan, Thận.
- Tư vấn qua tổng đài: 0962470011
3. Dự phòng với Pep và Prep
Phương pháp, Khi nào cần dự phòng
- Pep (Viết tắt của Post exposu prophylaxis). Dự phòng sau phơi nhiễm
- PrEP (Viết tắt của Preexposure prophylaxis). Dự phòng trước phơi nhiễm
Đối tượng dự phòng
- PEP: Người người không bị HIV nhưng bị phơi nhiễm trong quá trình quan hệ tình dục, sử dụng chung kim tiêm với người nghi ngờ bị HIV. Bị các vật nhọn đâm,vết thương do người nghi ngờ nhiễm HIV tạo ra
- Prep: Những người không bị HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao thuộc các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm. Hoặc các cặp dị nhiễm: Trường hợp người có vợ/chồng/bạn tình nhiễm HIV nhưng chưa điều trị HIV hoặc đã điều trị nhưng tải lượng chưa đạt ngưỡng <200 bản sao/ mL
Thời gian điều trị
- PEP: Bắt đầu uống thuốc trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm. Uống trong vòng 28 ngày Xét nghiệm lại sau 3 tháng
- Prep: Khi bắt đầu điều trị để tác dụng phòng ngừa trước phơi nhiễm có hiệu quả cao cần: Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 7 ngày trước khi QHTD đường hậu môn. Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 21 ngày trước khi QHTD đường âm đạo. Uống liên tục hằng ngày. Nếu muốn ngừng điều trị thì cần uống thêm 28 ngày sau lần quan hệ cuối cùng.
4. Điều trị HIV
Bắt đầu điều trị bằng thuốc ARV cho tất cả người nhiễm HIV (Kết quả XN dương tính) không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4. Phác đồ phối hợp 3 thuốc ARV TDF + FTC + EFV là phác đồ ưu tiên bậc một trong điều trị HIV ở người lớn và trẻ vị thành niên > 10 tuổi.
5. Tác dụng phụ khi sử dụng
- Rất hay gặp: Chóng mặt, buồn nôn, phát ban, mất ngủ, nhức đầu (xem thêm khi sử dụng thuốc)
- Mệt mỏi: Cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn,tạm thời giảm làm việc nặng nhọc nếu cần thiết.
- Buồn nôn và nôn: Chia thành các bữa ăn nhỏ và tránh ăn đồ cay.
- Tiêu chảy: Uống nhiều nước hoặc thức uống dinh dưỡng để bù lại lượng dịch đã mất. Không ăn thực phẩm sống, ngũ cốc nguyên hạt và đồ cay. Nên ăn chế độ ăn lành mạnh tới khi bạn thấy khỏe hơn.
- Ngứa: Tránh dùng các sản phẩm có mùi hương. Mặc quần áo có chất liệu mềm mại, tự nhiên như cotton, linen.
- Các tác dụng phụ thường gặp khác có thể bao gồm đau đầu, sốt, đau cơ và chóng mặt. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để xin ý kiến về việc sử dụng các thuốc giảm đau OTC để làm giảm các tác dụng phụ này.
*Các tác dụng phụ trên thường sẽ tự hết trong vòng vài tuần.
Công dụng thuốc Amebismo (05/01/2023)
Những điều mọi người cần biết về chỉ số đường huyết (04/01/2023)
6 lợi ích của Omega-3 đối với da và tóc chị em (29/12/2022)
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không nếu gây ra các biến chứng mãn tính? (14/12/2022)
Bổ sung canxi như nào cho đúng cách? (09/11/2022)
Bệnh viêm gan B những điều bạn chưa biết (17/10/2022)
Tamiflu kháng cúm và virus đột biến kháng Tamiflu (15/07/2019)
Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV hãy Uống PrEP mỗi ngày (16/07/2019)
Với Tenofovir việc điều trị viêm gan B mạn tính sẽ hiệu quả hơn (19/07/2019)
PrEP _ Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (24/06/2019)
Điều trị HIV bằng thuốc ARV những lợi ích mà người bệnh nhận được (24/06/2019)
Tiêu chuẩn cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết (11/07/2019)