Tất cả tin tức tagged "thuốc arv" Công ty Cổ phần Dược phẩm Đất Việt

Tất cả tin tức

Thuốc Avonza điều trị và dự phòng phơi nhiễm HIV

06/05/2022

Thuốc Avonza là sản phẩm giúp điều trị và dự phòng phơi nhiễm HIV Thuốc có sự kết hợp giữa 3 loại thuố khác nha là Tenofovir, Lamivudine và Enfavirenz, thuốc giúp làm giảm lượng HIV trong cơ thể để hệ thỗng miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn. Qua đó làm giảm nguy cơ biến chứng HIV như ung thư và nhiễm trùng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn  

Thuốc ACRIPTEGA điều trị HIV

06/05/2022

Thuốc ACRIPTEGA chứa 3 thành phần quan trọng là Dolutegravir, Lamivudine,Tenofovir trong 1 viên thuốc, thuốc được sử dụng trong liệu pháp kết hợp thuốc kháng retrovirus kháng nhằm chống lại và kìm hãm virus HIV-1 ở người trưởng thành.

Arv là gì? Mua Arv ở đâu? Những lưu ý khi sử dụng

06/05/2022

Arv là gì? Mua Arv ở đâu? Những lưu ý khi sử dụng ARV Là nhóm thuốc kháng HIV có cơ chế ức chế men sao chép ngược của virus làm ức chế sự nhân đôi của virus giúp bảo vệ tế bào T, bảo toàn hệ thống miễn dịch. Khi mua ARV  cần xem xét xét nghiệm HIV dương tính, và tác dụng phụ hay gặp. ☎ Gọi điện Tư vấn 0962470011  (Bảo mật danh tính hoàn toàn) 1. Khái niệm ARV, Pep, Prep - Phơi nhiễm HIV: Phơi nhiễm với được xác định khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. - ARV (Anti Retrovirus): Là nhóm thuốc kháng HIV có cơ chế ức chế men sao chép ngược của virus làm ức chế sự nhân đôi của virus giúp bảo vệ tế bào T, bảo toàn hệ thống miễn dịch. - PEP và PrEP là 2 phương pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV bằng việc sử dụng thuốc. 2. Tư vấn và mua Arv, Pep, Prep - ARV,PEP, PREP thường có nhiều tác dụng phụ, do vậy cần có sự tư vấn của chuyên viên y tế trước khi sử dụng. Trước khi uống thuốc cần có xét nghiệm HIV, Gan, Thận. - Tư vấn qua tổng đài: 0962470011 3. Dự phòng với Pep và Prep Phương pháp, Khi nào cần dự phòng - Pep (Viết tắt của Post exposu prophylaxis). Dự phòng sau phơi nhiễm - PrEP (Viết tắt của Preexposure prophylaxis). Dự phòng trước phơi nhiễm Đối tượng dự phòng - PEP: Người người không bị HIV nhưng bị phơi nhiễm trong quá trình quan hệ tình dục, sử dụng chung kim tiêm với người nghi ngờ bị HIV. Bị các vật nhọn đâm,vết thương do người nghi ngờ nhiễm HIV tạo ra - Prep: Những người không bị HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao thuộc các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm. Hoặc các cặp dị nhiễm: Trường hợp người có vợ/chồng/bạn tình nhiễm HIV nhưng chưa điều trị HIV hoặc đã điều trị nhưng tải lượng chưa đạt ngưỡng <200 bản sao/ mL Thời gian điều trị - PEP: Bắt đầu uống thuốc trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm. Uống trong vòng 28 ngày Xét nghiệm lại sau 3 tháng - Prep: Khi bắt đầu điều trị để tác dụng phòng ngừa trước phơi nhiễm có hiệu quả cao cần: Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 7 ngày trước khi QHTD đường hậu môn. Sử dụng thuốc liên tục trong vòng 21 ngày trước khi QHTD đường âm đạo. Uống liên tục hằng ngày. Nếu muốn ngừng điều trị thì cần uống thêm 28 ngày sau lần quan hệ cuối cùng. 4. Điều trị HIV Bắt đầu điều trị bằng thuốc ARV cho tất cả người nhiễm HIV (Kết quả XN dương tính) không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4. Phác đồ phối hợp 3 thuốc ARV TDF + FTC + EFV là phác đồ ưu tiên bậc một trong điều trị HIV ở người lớn và trẻ vị thành niên > 10 tuổi. 5. Tác dụng phụ khi sử dụng - Rất hay gặp: Chóng mặt, buồn nôn, phát ban, mất ngủ, nhức đầu (xem thêm khi sử dụng thuốc) - Mệt mỏi: Cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn,tạm thời giảm làm việc nặng nhọc nếu cần thiết. - Buồn nôn và nôn: Chia thành các bữa ăn nhỏ và tránh ăn đồ cay. - Tiêu chảy: Uống nhiều nước hoặc thức uống dinh dưỡng để bù lại lượng dịch đã mất. Không ăn thực phẩm sống, ngũ cốc nguyên hạt và đồ cay. Nên ăn chế độ ăn lành mạnh tới khi bạn thấy khỏe hơn. - Ngứa: Tránh dùng các sản phẩm có mùi hương. Mặc quần áo có chất liệu mềm mại, tự nhiên như cotton, linen. - Các tác dụng phụ thường gặp khác có thể bao gồm đau đầu, sốt, đau cơ và chóng mặt. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để xin ý kiến về việc sử dụng các thuốc giảm đau OTC để làm giảm các tác dụng phụ này. *Các tác dụng phụ trên thường sẽ tự hết trong vòng vài tuần.

Phơi nhiễm HIV? Điều trị phơi nhiễm HIV như thế nào?

06/05/2022

1. Phơi nhiễm với HIV là gì? Phơi nhiễm HIV là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Dự phòng sau phơi nhiễm là dùng thuốc kháng HIV càng sớm càng tốt sau khi bạn đã phơi nhiễm với HIV để giảm thiểu khả năng bị lây nhiễm HIV. Việc dự phòng phải được thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm thì mới có hiệu quả. 2. Ai nên dùng PEP (thuốc điều trị phơi nhiễm HIV trong 72h đầu) Những người vừa quan hệ tình dục không an toàn với người khác mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của họ. Trường hợp này có thể là quan hệ tình dục với mại dâm nam hoặc mại dâm nữ. Sự cố trong lúc quan hệ tình dục như rách bao, bị trầy xước da niêm mạc mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của bạn tình. Những người sử dụng heroin có tiêm chích chung với người nhiễm HIV. Những người bị bạo hành tình dục như bị cưỡng hiếp. Sự cố hằng ngày khi sống chung với người nhiễm HIV ví dụ như sử dụng nhầm dao cạo râu dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước da, sử dụng bàn chải đánh răng dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước niêm mạc miệng. Những người bị cướp đe dọa bằng cách lấy kim dính máu đâm. Những người vô tình đạp phải kim khi đi trên đường. Nhân viên y tế phơi nhiễm nghề nghiệp trong lúc thực hiện công việc với bệnh nhân nhiễm HIV. 3. Những công việc cần làm trước khi dùng PEP Bạn sẽ được khám kĩ lưỡng, đánh giá tình huống phơi nhiễm có nguy cơ cao hay thấp. Bạn sẽ được làm các xét nghiệm: HIV: để chắc chắn bạn đang không nhiễm HIV. Tuy nhiên nếu bạn là người có yếu tố nguy cơ thường xuyên như mại dâm nam, mại dâm nữ, tiêm chích heroin thì xét nghiệm HIV lúc này có thể âm tính trong giai đoạn cửa sổ. Creatinin: để đánh giá chức năng thận của bạn. Trong các loại thuốc PEP có một thành phần có tác dụng phụ làm suy giảm chức năng thận nên phải đánh giá trước khi sử dụng. HbsAg: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan B. Anti HCV: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan C. Ngoài ra bác sĩ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan,… Khi kết quả xét nghiệm HIV của bạn âm tính và các xét nghiệm khác bình thường. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc PEP cho bạn. 4. Tác dụng phụ của PEP và cách hạn chế Đau đầu, choáng váng: là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng phác đồ có Efavirenz. Tác dụng phụ này thường giảm bớt sau khoảng một tuần điều trị tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài hết đợt điều trị. Người bệnh cần uống thuốc cách xa bửa ăn khoảng 2 giờ, hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ. Nếu bị choáng sau khi uống thuốc cần ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi hạn chế chạy xe vận hành máy móc. Tiêu chảy: là tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng virus, tuy nhiên tác dụng phụ này sẽ tự giới hạn hoặc hoàn toàn không có ở một số người. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài bạn nên uống nhiều nước và gặp bác sĩ kê thêm thuốc chống tiêu chảy khi cần thiết. Dị ứng: nổi mẫn đỏ thường ở tay, chân, ngực, bụng một số ít ở mặt. Đây là tác dụng phụ thường gặp ở những người có tiền sử dị úng. Để hạn chế các bạn nên kiêng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, gà, bò, các loại mắm, các loại thực phẩm lên men,… Nếu bạn có tiền sử dị ứng hãy cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống dị ứng nếu cần thiết. Tác dụng phụ lên gan và thận: thuốc PEP là một chất ngoại sinh đối với cơ thể nên sẽ được chuyển hóa chủ yếu qua gan và thận. Trong thời gian uống thuốc các bạn nên hạn chế thức khuya, uống nước đầy đủ và không nhịn đi tiểu. 5. Theo dõi sau khi sử dụng PEP Thời gian sử dụng PEP là 28 ngày. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị các bạn cần chờ thêm ít nhất là 1 tháng để xét nghiệm HIV. Nếu kết quả HIV âm tính có nghĩa là bạn đã được bảo vệ hoàn toàn. Nếu kết quả HIV dương tính có thể bạn đã nhiễm HIV từ trước, (kết quả HIV lúc bắt đầu điều trị PEP âm tính trong giai đoạn cửa sổ) hoặc các bạn không tuân thủ tốt trong quá trình sử dụng PEP. 6. Hiệu quả của PEP Năm 2016 trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã công bố 6 nghiên cứu quan sát các đối tượng sử dụng PEP. Trong 1535 người nam sử dụng PEP có 1487 người được bảo vệ hoàn toàn. Có 48 ca ghi nhận nhiễm HIV sau đó, nguyên nhân là do họ tiếp tục có hành vi nguy cơ sau khi kết thúc phát đồ 28 ngày và không tuân thủ điều trị. Tài liệu tham khảo: https://stacks.cdc.gov/view/cdc/38856 Vì vậy sau khi sử dụng PEP nếu còn yếu tố nguy cơ các bạn nên tham gia chương trình dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). 7. Địa chỉ tư vấn, cung cấp thuốc PEP uy tín tại Hà Nội Công ty Dược phẩm đất Việt – địa chỉ cung cấp thuốc PEP uy tín hàng đầu tại khu vực miền bắc.  (thuốc arv điều trị phơi nhiễm HIV, và điều trị HIV). Cần tư vấn về thuốc vui lòng liên hệ theo số hotline: 0962.470.011

Hotline
0912075641
Hotline
0962470011
popup

Số lượng:

Tổng tiền: