-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Điều trị viêm gan B mạn tính hiệu quả hơn với Tenofovir Alafenamide
08/07/2020 Đăng bởi: ĐẤT VIỆTTheo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu người mắc viêm gan B (khoảng trên 8% dân số), trong đó, phần lớn là viêm gan B mạn tính. Người mắc viêm gan B mạn tính được chia thành hai thể bệnh: thể người lành mang bệnh (hay còn gọi là viêm gan B thể ngủ) và viêm gan B thể hoạt động.
Và hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc nào chữa khỏi hẳn viêm gan B mạn tính.
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều loại thuốc và phác đồ điều trị góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong do siêu vi B.
Từ năm 2008 đến nay, Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) là thuốc được dùng phổ biến nhất trên toàn thế giới vì nó dễ sử dụng, ít độc tính, hiệu quả ức chế siêu vi B cao.
Rất vui là hiện nay Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) đã được BHYT đưa vào danh mục thanh toán cho người bệnh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có một tỉ lệ nhất định Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) có thể gây tác dụng phụ trên thận và xương như suy thận, giảm mật độ xương và loãng xương. Điều này là mối lo ngại cho nhiều người bệnh, nhất là người lớn tuổi, người mắc bệnh thận mạn tính hay người có nguy cơ loãng xương.
Vào cuối năm 2016, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) là thuốc mới, hiệu quả ức chế siêu vi B tốt, ít tác dụng phụ hơn so với TDF trong điều trị siêu viêm gan B mạn tính.
Sơ đồ minh họa quá trình chuyển hóa TDF và TAF trong cơ thể con người
- TAF = Tiền chất phosphonamidate của Tenofovir
- Sau khi uống 300 mg TDF (Tenofovir disoproxil fumarate) chỉ 1 lượng nhỏ được hấp thu vào trong gan còn lại sẽ đào thải qua thận.
- Sau khi uống 25 mg TAF (Tenofovir alafenamide) phần lớn thuốc xâm nhập vào trong gan để ức chế vi rút, chỉ 1 lượng rất nhỏ chuyển hóa ở trong máu.
Chi tiết về thuốc Tenofovir alafenamide 25mg
Thuốc Tenofovir alafenamide (TAF) đã được nhập khẩu về Việt Nam tháng 9/2017,với tên thương mại là HEPBEST 25mg.
1. THÀNH PHẦN VÀ HÀM LƯỢNG HepBest
Mỗi viên nén bao phim có chứa: Tenofovir Alafenamide fumarate tương đương Tenofovir Alafenamide 25 mg
2. DẠNG BÀO CHẾ HepBest
Viên nén bao phim
Viên nén hình thuôn dài màu trắng hoặc ngả trắng có khắc M ở một mặt và TFI ở mặt còn lại
3. CHỈ ĐỊNH DÙNG HepBest
HepBest - Tenofovir Alafenamide 25 mg được chỉ định điều trị viêm gan siêu vi B mãn tính.
4. LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG HepBest
Liều thông thường ở người lớn:
Liều thông thường là một viên nén HepBest 25mg uống một lần/ngày ngay sau khi ăn.
Liều dùng HepBest ở bệnh nhân suy thận:
Không cần điều chỉnh liều đối với các bệnh nhân suy thận nhẹ, trung bình hoặc nặng.
Không sử dụng HepBest - tenofovir alafenamide 25mg ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối (thanh thải creatine thấp hơn 15 mL/phút).
Liều dùng HepBest ở bệnh nhân suy gan:
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy chức năng gan nhẹ (chỉ số Child-Pugh A).
Không sử dụng HepBest - Tenofovir Alafenamide ở bệnh nhân xơ gan mất bù (chỉ số child-Pugh B hoặc C)
5. CÁC PHẢN ỨNG PHỤ CỦA HepBest
Các phản ứng phụ thường gặp nhất là đau đầu, buồn nôn, và mệt mỏi trong tuần đầu uống thuốc.
6. BẢO QUẢN
Bảo quản nơi khô mát, dưới 30 độ C. Bảo quản trong bao bì gốc.
HepBest được sản xuất tại công ty dược phẩm: Mylan Laboratories Limited, Ấn Độ.
Hãy điều trị viêm gan siêu vi B sớm để ngăn ngừa tiến triển tới xơ gan và ung thư gan.
Công dụng thuốc Amebismo (05/01/2023)
Những điều mọi người cần biết về chỉ số đường huyết (04/01/2023)
6 lợi ích của Omega-3 đối với da và tóc chị em (29/12/2022)
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không nếu gây ra các biến chứng mãn tính? (14/12/2022)
Bổ sung canxi như nào cho đúng cách? (09/11/2022)
Bệnh viêm gan B những điều bạn chưa biết (17/10/2022)
Tamiflu kháng cúm và virus đột biến kháng Tamiflu (15/07/2019)
Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV hãy Uống PrEP mỗi ngày (16/07/2019)
Với Tenofovir việc điều trị viêm gan B mạn tính sẽ hiệu quả hơn (19/07/2019)
PrEP _ Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (24/06/2019)
Điều trị HIV bằng thuốc ARV những lợi ích mà người bệnh nhận được (24/06/2019)
Tiêu chuẩn cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết (11/07/2019)