-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hiểu rõ hơn lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con
08/07/2020 Đăng bởi: ĐẤT VIỆTVi rút viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm mạn, xơ gan và đặc biệt là ung thư gan.
Viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng qua đường mẹ sang con, đường máu, và quan hệ tình dục, nhưng con đường lây từ mẹ sang con là chủ yếu.
Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao so với thế giới, chiếm khoảng 15% - 20% dân số. Điều đáng chú ý ở đây là có tới 90% - 95% mẹ bị nhiễm vi rút viêm gan B lây sang con.
Mẹ bị viêm gan B làm gì khi con mình sinh ra không bị lây nhiễm virus viêm gan B?
Việc tư vấn và điêu trị dự phòng hạn chế lây nhiễm vi rút viêm gan B từ phụ nữ có thai sang con có ý nghĩa quan trọng nhằm làm giảm tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng, đồng thời góp phần tạo nên các thế hệ lớn lên khỏe mạnh không nhiễm virus viêm gan B.
Bạn là người mẹ nhiễm vi rút viêm gan B, khi bạn có thai, điều bạn rất lo lắng và nhiều khi không biết làm cách nào?? “Làm sao con mình khi sinh ra không bị nhiễm vi rút viêm gan B?”.
Câu trả lời của chúng tôi:
Nếu bạn bị nhiễm vi rút viêm gan B, khi có thai bạn nên đi thăm khám đúng chuyên khoa hoặc bạn có thể đăng ký khám tại Phòng khám đa khoa Biển Việt.
Khi đi thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ cho làm các xét nghiệm về vi rút, vệ chức năng gan và một số xét nghiệm liên quan khác. Từ kết quả cụ thể bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn biết:
- Bạn có hoặc không thuộc nhóm có nguy cơ cao gây lây nhiễm vi rút viêm gan B cho con?
- Trong toàn bộ quá trình mang thai bạn cần phải được theo dõi theo lộ trình ra sao? Cách xử lý một số tình huống ngoài ý muốn trong quá trình mang thai.
- Bạn nên bắt đầu điều trị dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B cho con từ tháng mang thai thứ mấy? Điều trị bằng thuốc gì để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và điều trị như thế nào?
- Con bạn sau khi sinh ra nên tiêm phòng vaccine viêm gan B như thế nào?
Khi phụ nữ mang thai mang thai bị nhiễm vi rút viêm gan B, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%. Trường hợp nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 10% và sẽ tăng cao tỉ lệ lây nhiễm sang con tới 60% - 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể xảy ra khi đang mang thai. Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở giai đoạn III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.
Đây không chỉ là những thông tin cơ bản, giúp ích cho bạn và con của bạn, mà còn là thông tin bạn có thể hiểu và chia sẻ cho những người khác trong cộng đồng.
Hiện nay, tuy còn nhiều vấn đề liên quan đến virus viêm gan B mà trình độ của Y học hiện tại còn chưa biết hết, nhưng các nghiên cứu sinh bệnh học của virus viêm gan B cũng như điều chế thuốc điều trị viêm gan B đã đạt được những thành công đáng kể so với 20 năm trước. Chính vì vậy, phụ nữ nhiễm virus viêm gan B khi có thai không nên quá lo lắng về các tác dụng phụ của thuốc khi điều trị dự phòng.
Với sự kết hợp giữa đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có trình độ tốt và hệ thống xét nghiệm hiện đại, đồng bộ về virus viêm gan B, Phòng khám đa khoa Biển Việt sẽ là địa chỉ tin cậy và luôn sẵn sàng tư vấn, trả lời các vấn đề liên quan đến nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ có thai
Công dụng thuốc Amebismo (05/01/2023)
Những điều mọi người cần biết về chỉ số đường huyết (04/01/2023)
6 lợi ích của Omega-3 đối với da và tóc chị em (29/12/2022)
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không nếu gây ra các biến chứng mãn tính? (14/12/2022)
Bổ sung canxi như nào cho đúng cách? (09/11/2022)
Bệnh viêm gan B những điều bạn chưa biết (17/10/2022)
Tamiflu kháng cúm và virus đột biến kháng Tamiflu (15/07/2019)
Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV hãy Uống PrEP mỗi ngày (16/07/2019)
Với Tenofovir việc điều trị viêm gan B mạn tính sẽ hiệu quả hơn (19/07/2019)
PrEP _ Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (24/06/2019)
Điều trị HIV bằng thuốc ARV những lợi ích mà người bệnh nhận được (24/06/2019)
Tiêu chuẩn cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết (11/07/2019)